Trong một diễn biến bất ngờ, những người đam mê Bitcoin nhận thấy rằng thị trường BTC đang có xu hướng giá giống với thị trường chứng khoán. Khi Bitcoin giới thiệu với chúng ta ý tưởng về tài chính phi tập trung, nhiều người hiểu nghĩa của điều này là thị trường crypto sẽ được tách biệt hết sức có thể với các tổ chức tài chính truyền thống. Với thực trạng đang diễn ra, có thể hiểu lý do tại sao nhiều người trong chúng ta đang rất hoang mang.

Lạm phát là gì?

Trước khi nói về cách lạm phát ảnh hưởng tới thị trường Bitcoin, hãy cùng định nghĩa về lạm phát. Lạm phát là thứ ta gọi là tỷ lệ các mức giá tăng theo thời gian. Nhìn chung, các cuộc bàn luận về lạm phát xoay quanh tác động của lạm phát lên việc tăng chi phí sinh hoạt hoặc tăng giá các mặt hàng và vật phẩm nói chung.

Về bản chất, lạm phát không phải là điều tiều cực. Ở một mức nào đó, chúng ta thậm chí còn có thể nói rằng lạm phát có lợi cho nền kinh tế. Vấn đề bắt đầu khi lạm phát vượt quá mức kiểm soát và có tiềm năng đẩy thị trường vào tình trạng siêu lạm phát.

Tài chính phi tập trung đáng ra nên miễn nhiễm khỏi những thay đổi này bởi loại hình tài chính này hoạt động dựa trên một hệ thống hoàn toàn tách biệt. Tuy nhiên nhiều tuần vừa qua, người ta đã nhận ra một thay đổi lớn trong giá trị của Bitcoin – một thay đổi trùng hợp với tỷ lệ lạm phát nhanh mà ta đã thấy trong các tổ chức tài chính truyền thống.

Tác động của lạm phát lên mức giá của Bitcoin

Vậy lạm phát tác động gì lên mức giá Bitcoin? Trên bề mặt, dường như Bitcoin đi theo cùng một xu hướng với tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh Bitcoin ngày càng phổ biến trong vài năm vừa qua, các quỹ phòng hộ, ngân hàng và nhà đầu tư mạo hiểm đã mua lượng lớn Bitcoin như một công cụ đầu tư – đặt cược rằng họ có thể thu về lợi nhuận lớn bằng cách nắm giữ BTC.

Hãy nhớ rằng bởi lẽ Bitcoin sẽ bị bán tháo đầu tiên là tài sản có rủi ro cao hơn chứng khoán và cổ phiếu. Vào cuối năm 2021, các cá voi Bitcoin đã bắt đầu bán số coin của họ do lo sợ lạm phát từ thực trạng in tiền quá nhiều do nới lỏng định lượng (QE). Bitcoin sau đó đã tràn lan trên thị trường và sau cùng dẫn đến sự sợ hãi và không chắc chắn trong cộng đồng, khiến nhiều người hoảng hốt và bán tháo, do đó giá BTC đã sụt giảm nghiêm trọng. Chúng ta đang chứng kiến tình huống tương tự tại Wall Street, với việc nhà đầu tư bán ra các cổ phiếu có mức rủi ro cao đến trung bình.

Tác động lên người đầu cơ tích trữ Bitcoin

Người đầu tư tích trữ Bitcoin sẽ là những người chịu tác động lớn nhất trong tình huống này. Với việc thị trường đang di chuyển với xu hướng như hiện tại, nhà đầu cơ đã bắt đầu chuyển tiền của họ thành stable coin với nỗi lo sợ về một đợt giảm giá mạnh.

Tương tự như những gì chúng tôi đã đề cập trước đó về mức giá Bitcoin. Có rất nhiều sự không chắc chắn xoay quanh lạm phát, người ta đã bắt đầu bán Bitcoin, từ đó tại ra hiệu ứng quả cầu tuyết đến mức giá trị của Bitcoin phản ánh cả những thay đổi này. Nhà đầu cơ có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, hành động của họ có khả năng tác động tới hành vi của những người khác.

Tác động lên các ví phần cứng Bitcoin và GPU đào coin

Với việc mức giá tăng, sự thiếu hụt chất bán dẫn chắc chắn không giúp ích cho tình trạng lạm phát mà chúng ta đang trải qua hiện nay. Tình trạng này đã thúc đẩy mức giá của các ví phần cứng Bitcoin bởi các nguồn cung bị giới hạn.

Một tác động khác của vấn đề thiếu hụt đến các ví phần cứng là các phần tử mà thợ đào Bitcoin sử dụng cũng đang ngày càng đắt đỏ hơn và khó tìm thấy. Thiếu các GPU đào coin chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc vận hành của các thợ đào Bitcoin, cụ thể là những ai chưa có nhiều kinh nghiệm.

Tác động lên người dùng Bitcoin

Điều không thay đổi là chắc chắn rằng người ta vẫn sẽ gửi kiều hối bằng Bitcoin. Sau cùng thì số tiền mà bạn gửi (sau khi trừ các mức phí) vẫn sẽ không thay đổi. Do đó, việc gửi kiều hối bằng Bitcoin vẫn là lựa chọn tốt hơn cho bất cứ ai không sở hữu tài khoản ngân hàng và muốn gửi tiền ra nước ngoài.

Đừng quên rằng vẫn còn cả những người giao dịch Bitcoin để kiếm sống. Khối lượng giao dịch trên Paxful không chứng kiến sự biến động mạnh tại thời điểm này, cho thấy rằng người dùng vẫn hoạt động tích cực và tham gia vào thị trường. Đây là tình trạng đối nghịch với việc Bitcoin sụp đổ, sau cùng thì trong các thị trường giá có xu hướng giảm (thị trường gấu), người ta dễ lan tỏa nỗi sợ và sự không chắc chắn hơn bao giờ hết.

Biểu đồ khối lượng giao dịch hằng tuần của Paxful

Khối lượng giao dịch hằng tuần của Paxful (tháng Sáu năm 2022)
Nguồn: Coin Dance

Một điều khác cần lưu ý tới là cộng đồng vẫn bảo vệ tài sản khỏi lạm phát bằng Bitcoin. Mặc cho tất cả những diễn biến trên thị trường, người dùng Bitcoin vẫn đánh giá chuỗi khối là một lựa chọn an toàn hơn để lưu giữ tiền của họ. Lạm phát hay không, 1 BTC vẫn bằng 1 BTC đối với những người có niềm tin vào Bitcoin.

Chúng ta đang bỏ lỡ điều gì?

Lạm phát có thể không phải là yếu tố duy nhất tạo ra mức giá hiện tại của Bitcoin. Thay vào đó, có thể nói đây là một trong nhiều yếu tố đã xảy ra đồng thời và tạo ra một hiệu ứng tổng hợp.

Một ví dụ là có nhiều chính sách của chính phủ ở thời điểm hiện tại hướng tới việc quản lý Bitcoin và tất cả các đồng tiền mã hóa khác. Với mỗi thông báo từ cơ quan chính phủ, thị trường sẽ nhộn nhịp và náo động hơn bởi người ta lo lắng những chính sách này có thể ảnh hưởng tới chuỗi khối.

Một lý do tiềm tàng khác là các chu kỳ phân nửa Bitcoin – cụ thể là thời điểm hiện tại. Lịch sử đã cho thấy có một thị trường xu hướng giá giảm kéo dài tới hai năm giữa các chu kỳ phân nửa Bitcoin. Cộng đồng sẽ giảm mức độ quan tâm tới Bitcoin trong giai đoạn này và mức giá có xu hướng đi ngang.

Biểu đồ chu kỳ phân nửa Bitcoin

Biểu đồ chu kỳ phân nửa Bitcoin
Nguồn: Coin Metrics

Một thủ phạm khác có thể là kỳ hạn đóng thuế. Một số người đã để ý thấy rằng giá trị của Bitcoin có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn trong nửa đầu năm (ví dụ như trong kỳ hạn đóng thuế). Một cách giải thích có thể là có một số người dùng đã bán tài sản này để thanh toán nghĩa vụ thuế của họ trong kỳ hạn đóng thuế.

Điều mà chúng tôi muốn nói là không thể khẳng định chắc chắn điều gì vào lúc này. Sau cùng thì bản thân Bitcoin vẫn là một đồng tiền tệ mới. Điều tốt nhất có thể làm lúc này là tìm hiểu nhiều nhất có thể về nó và tham gia vào cộng đồng, tự tiến hành nghiên cứu.

Bitcoin sẽ tồn tại và phát triển

Chúng ta đã đi được một chặng đường dài kể từ khi Bitcoin mới được phát triển, và các đáy giá thấp hiện tại mà chúng ta đang chứng kiến khác xa so với trước đây. Trên thực tế, thậm chí bạn sẽ thấy rằng các đáy giá thấp mọi thời đại của Bitcoin (ví dụ như điểm giá thấp nhất mà BTC trải qua) vẫn tạo nên một xu hướng tăng. Tất cả những điều này để khẳng định rằng Bitcoin Bitcoin không sụp đổ.

Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh xuyên suốt tình cảnh này vẫn là một thách thức. Sau cùng thì mục tiêu của chúng ta vẫn là đảm bảo tiền của bạn được bảo vệ an toàn và không mất giá trị. Chúng ta không thể tránh được lạm phát, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, những gì ta có thể làm là cố gắng vượt qua tình trạng này. Tài chính phi tập trung có thể chưa đủ phát triển như chúng ta mong muốn nhưng đã cho chúng ta thấy tiềm năng trao quyền cho tất cả người dùng trên toàn cầu.