Tại thời điểm này, đã có hàng ngàn đồng tiền mã hóa và ngày càng có nhiều hơn nữa. Bạn đã từng băn khoăn làm thế nào mà các đồng tiền điện tử mới đạt được thành công chưa?

Mặc dù đây không phải là con đường dẫn tới thành công của tất cả các đồng tiền điện tử, tuy nhiên những đồng crypto lớn nhất bao gồm Ethereum (ETH) đã đi lên từ Đợt phát hành tiền ảo đầu tiên (ICO).

Vậy ICO là gì và cơ chế hoạt động như thế nào?

Một đợt phát hành tiền ảo lần đầu (ICO) giống như một đợt gây quỹ cho các đồng tiền điện tử. Nhà đầu tư rót vốn vào việc phát triển tiền điện tử và thay vào đó, họ được trao thưởng những token mới. Sau đó, các ICO sử dụng tiền mà họ đã kêu gọi được để phục vụ cho hoạt động phát triển đồng coin.

Khi Đợt phát hành tiền ảo đầu tiên bắ đầu, một sách trắng đầy đủ được công bố, định nghĩa dự án là gì, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu nào khi hoàn thành, cần bao nhiêu tiền, nhà phát triển sẽ giữ lại bao nhiêu token, loại tiền nào sẽ được chấp nhận, và chiến dịch sẽ kéo dài trong bao lâu. Trong chiến dịch này, những người ủng hộ dự án mua token bằng tiền điện tử hoặc tiền pháp định.

Giả sử dự án có thể gọi đủ vốn trong một khoảng thời gian nhất định (ICO thành công). Trong trường hợp đó, các khoản tiền được gọi thành công sẽ được sử dụng để theo đuổi các mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, nếu dự án không đạt được số vốn tối thiểu (chiến dịch ICO không thành công), khoản tiền sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

Loại chiến dịch này đã trở nên phổ biến vào năm 2014 khi được sử dụng để phát triển ETH. Kể từ đó, đã có hàng trăm đợt phát hành tiền ảo đầu tiên mong muốn được cấp vốn.

Nhiều người so sánh ICO với Phát hành công khai lần đầu (IPO), theo một cách nào đó thì đúng là vậy. ICO là thuật ngữ tương đương nhưng được sử dụng trong lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, mục tiêu và tình hình của hai chiến dịch này về cơ bản là khác nhau. Cơ chế của ICO thiên về gọi vốn hơn, trong khi đó IPO được sử dụng cho các doanh nghiệp đã có vị thế mong muốn bán một phần quyền sở hữu của công ty để nhận được tiền.

Nếu bạn mua cổ phần từ một IPO, tức là bạn đã sở hữu một phần của công ty. Mặt khác, việc mua token từ một ICO không đồng nghĩa với việc bạn sở hữu một phần của dự án.

ICO được quản lý thế nào?

Đợt phát hành tiền ảo đầu tiên được quản lý khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia trên thế giới. Ví dụ tại Mỹ, ICO là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, Ủy ban giao dịch chứng khoán (SEC) sử dụng Kiểm tra Howey để xem liệu ICO có cung cấp chứng khoán được quản lý hay không. Các quy định trong Liên minh Châu Âu cũng mô phỏng theo giống như cách tiếp cận của Mỹ.

Kiểm tra Howey xác định liệu một giao dịch được coi là “hợp đồng đầu tư” hay không, để từ đó tuân theo các quy định và luật lệ chứng khoán. Nếu được coi là một hợp đồng đầu tư theo Kiểm tra Howey thì ICO được quản lý như các cổ phiếu công khai khác, được đăng ký và phải tuân theo các luật lệ chứng khoán nghiêm ngặt.

Về cơ bản, tất cả điều này có nghĩa là mặc dù không phải tất cả các ICO đều được quản lý, SEC vẫn có thể can thiệp. Hãy thử lấy trường hợp của Telegram làm ví dụ. Vào năm 2018-2019, Nhóm Telegram đã gọi vốn 1,7 tỷ USD trong một đợt ICO. Tuy nhiên, SEC đã can thiệp vào hoạt động của Telegram bởi nhóm phát triển bị cáo buộc đăng ký thất bại.

Tháng Ba năm ngoái, Tòa án Quận phía Nam của New York đã ban hành một lệnh sơ bộ. Lệnh của tòa dẫn đến việc Telegram phải hoàn trả 1,2 tỷ USD cho nhà đầu tư và nộp phạt dân sự 18,5 triệu USD.

Rủi ro của ICO là gì?

Giống như mọi thứ trong thị trường tiền điện tử, chắc chắn có những rủi ro đi kèm ICO – cho cả người mua và người tổ chức.

Mặc dù các nhà lập pháp đang tìm hiểu cách thức quản lý các đồng tiền điện tử, thị trường này vẫn khá lỏng lẻo. Sẽ không có ai giúp bạn nếu ICO mà bạn đã đầu tư vào là một dự án lừa đảo, hoặc nếu dự án đó thất bại. Mặt khác, người tổ chức ICO có thể rơi vào các cạm bẫy quy định tài chính.

Là một nhà đầu tư, sau đây là một vài rủi ro cần lưu ý tới:

  • Sự cường điệu hóa đôi khi có thể vượt quá giá trị thực tế.
  • Bạn chịu rủi ro đầu tư vào một dự án lừa đảo hoặc một hệ thống bơm giá.
  • Đôi lúc khó có thể nhìn nhận toàn diện về một ICO trước khi đầu tư.
  • Giá của các token có thể hoàn toàn mang tính dự đoán với những biến động cực mạnh.
  • Đôi khi còn những bất cập về tính minh bạch của quy trình và các vấn đề của một dự án.

Là bên đứng ra tổ chức, sau đây là một vài rủi ro mà bạn nên đề phòng:

  • Sự không chắc chắn trong các quy định có thể dẫn đến các mức phạt, chi phí và hình phạt ngoài dự tính.
  • Bạn có rất ít thông tin về người nắm giữ token.
  • Bạn chịu rủi ro nếu sự an toàn của các dự án bị xâm phạm và cuối cùng làm tổn hại tới nhà đầu tư.
  • Sự quan dành cho các ICO đã hạ nhiệt kể từ năm 2018.

Cả người mua và bên tổ chức đều đối mặt với các rủi ro và phải đánh giá thật cẩn thận trước khi đầu tư hay tham gia.

Cách phát hiện các ICO lừa đảo

Thật không may, có nhiều “quả táo xấu” chỉ chực chờ những nạn nhân thiếu sự đề phòng đầu tư vào đợt phát hành lừa đảo. Nếu tìm thấy một dự án mà bạn quan tâm và muốn đầu tư, hãy để ý tới những dấu hiệu cảnh báo sau đây:

  • Thành viên trong đội ngũ phát triển sử dụng các hồ sơ mạng truyền thông hoặc danh tính giả mạo.
  • Sách trắng và mô hình kinh doanh không thực tế
  • Không có cơ chế làm việc nào
  • Bản đồ phát triển của nhóm phát triển không rõ ràng
  • Đội nhóm thiếu kinh nghiệm liên quan
  • Mã code của nhóm không chuyển mã qua GitHub
  • Hoạt động truyền thông PR không đáng tin cậy, hoặc không có đề xuất tích cực nào về dự án
  • Nhóm không sử dụng một ví khế ước lưu giữ để chuyển tiền của nhà đầu tư tới các nhà phát triển nếu thỏa mãn tiêu chí cụ thể

Đó chỉ là một vài dấu hiệu cảnh báo, hãy luôn cẩn trọng xem xét trước khi bạn đầu tư.

Rủi ro đi kèm với phần thưởng

Thật vậy, các đợt phát hành coin đầu tiên rất phổ biến, tuy nhiên điều này không có nghĩa là nên tránh tất cả các ICO. Vẫn còn có những dự án tuyệt vời và bạn sẽ phải nghiên cứu để tìm được câu trả lời cho câu hỏi liệu một ICO nào đó có đáng tin hay không. Nếu có thể tìm một ICO phù hợp, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào một thị trường từ thời điểm bắt đầu. Nếu dự án này thành công, bạn có thể thu về nhiều lợi nhuận!

Hãy cố gắng nhận diện các dấu hiệu cảnh báo sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ rằng trong lĩnh vực này, kiến thức chính là sức mạnh và bạn càng hiểu biết nhiều thì càng có thể giữ an toàn cho mình.

* Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin. Bạn không nên coi bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào như lời khuyên về mặt pháp lý, thuế, đầu tư, tài chính hoặc bất cứ tư vấn nào khác.