Với việc các đồng tiền mã hóa thường xuyên đạt tới các đỉnh giá cao mọi thời đại, có thể hiểu tại sao nhiều người đặt ra câu hỏi về việc giá trị này đến từ đâu. Mặc dù Bitcoin (BTC) chiếm phần lớn các tít báo, chúng ta cũng cần chú ý tới một “chú ngựa đen” mang tên Ethereum (ETH).

Tại thời điểm viết bài, giá Ethereum chỉ trên mốc 1.300 USD, và chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về các cơ chế thúc đẩy tỷ giá.

Các yếu tố quyết định giá tiền điện tử

Trước khi tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy giá ETH và tại sao giá trị Ethereum đang ở mức hiện tại, hãy cùng điểm qua một số yếu tố tác động tới giá của các đồng tiền điện tử nói chung.

Nguồn cung và cầu

Hãy bắt đầu với quy luật đơn giản. Quy luật cung và cầu là một thuyết kinh tế đã tồn tại từ lâu, giải thích về mối liên hệ giữa người mua và người bán một tài nguyên.

Nói một cách đơn giản, nếu nguồn cung tiền điện tử thấp và nguồn cầu cao, giá có thể tăng. Ngược lại, nếu nguồn cầu thấp và nguồn cung cao, giá có thể giảm.

Luật lệ và quy định

Nhà chức trách trên toàn cầu có cái nhìn khác nhau về tiền điện tử, và góc nhìn của họ có thể ảnh hưởng tới tỷ giá. Nếu quan điểm của họ có thiên hướng hạn chế tiền điện tử, mức giá có thể giảm. Và tất nhiên là giá có thể tăng ở tình huống ngược lại. Nếu cơ quan chức trách nhìn nhận tích cực về crypto, đây có thể là chất xúc tác mạnh để giá bùng nổ.

Tình hình kinh tế

Các đồng tiền điện tử như Bitcoin có tiềm năng trở thành nơi lưu giữ giá trị tuyệt vời cho một nền kinh tế đang khốn đốn. Nếu một nền kinh tế bắt đầu sụp đổ, người ta có thể trú ẩn sang những tài sản khác với hy vọng bảo toàn được của cải của mình. Điều này có nghĩa là sức khỏe của nền kinh tế trên toàn cầu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá của một đồng tiền điện tử.

Sức mạnh truyền thông

Truyền thông là một công cụ mạnh mẽ, có thể giúp hoặc cản trở tiền điện tử. Theo cách nào đó, truyền thông kiểm soát cảm xúc của nhà đầu tư. Nếu họp báo vẽ ra một bức tranh đẹp đẽ và hoàn hảo về tiền điện tử thì có thể thu hút thêm các nhà đầu tư. Ngược lại, bức tranh ảm đạm về một đồng tiền điện tử có thể làm nhà đầu tư vững tâm nhất cảm thấy e ngại.

Truyền thông cũng có thể ảnh hưởng tới giá xét về khía cạnh giáo dục. Bằng cách cung cấp kiến thức và không đưa ý kiến chủ quan về một đồng tiền điện tử, truyền thông có thể thu hút trader/khiến trader quan ngại. Một điều nữa cần chú ý là khi giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng, giá của những đồng tiền điện tử khác cũng thường thuận theo xu hướng này.

Các yếu tố quyết định giá Ethereum

Các yếu tố cụ thể của ETH

Qua phần trên, có thể bạn sẽ băn khoăn: “Tại sao hiện nay giá Ethereum lại tăng?”

Sự thật là Ethereum không giống như những đồng tiền điện tử khác. Bởi đây là sản phẩm được người dùng hỗ trợ và được xây dựng trên một hệ thống sổ cái, do đó mọi người đều có thể xem toàn bộ lịch sử giao dịch, tạo ra sự minh bạch liên tục. Khi mạng lưới và người hỗ trợ tăng, các yếu tố khiến tỷ giá thay đổi cũng dần xuất hiện.

Hard fork

Nếu cần gợi nhớ về định nghĩa của một hark fork của Ethereum, thì về căn bản đó là một bản nâng cấp mang lại những tính năng kỹ thuật mới tới một blockchain cụ thể. Bản cập nhật này chia blockchain cũ và tạo ra một đồng tiền điện tử hoàn toàn mới.

Mỗi người dùng cho vay khả năng tính toán của họ cho bất kỳ mạng nào đều phải đồng ý tuân thủ 100% với giao thức của mạng đó để mọi thứ có thể hoạt động trơn tru. Và khi số người tham gia càng đông thì họ có xu hướng bất đồng về cách quản lý mạng. Kết quả là các cá nhân có thể từ chối cập nhật hệ thống của họ và ở lại blockchain cũ. Mặc dù nhiều người dùng giao thức cũ có thể biến mất theo thời gian, các hard fork có khả năng khiến mức giá biến động. Giả sử ta có một bản cập nhật cho phép thợ đào thu phí xử lý các khối nhiều hơn. Một bản cập nhật như vậy có thể gây ra lạm phát và sau cùng là sụt giảm tỷ giá.

Với việc Ethereum gần đây đã chuyển từ hệ thống Bằng chứng công việc sang hệ thống Bằng chứng cổ phần, người dùng có thể phải đợi và xem hiệu suất của hệ thống mới để có được cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai của ETH.

Sự suy đoán và đầu cơ

Giống như các đồng tiền điện tử khác, Ethereum không bị gò bó bởi bất cứ ngân hàng trung ương nào. Điều này có nghĩa là biến động tỷ giá có thể do sự suy đoán của trader.

Ngoài ra, sự suy đoán của trader còn tạo ra thêm những yếu tố mới. Ví dụ, bởi ETH không có giới hạn nguồn cung, người ta có thể phải tính tới cả rủi ro lạm phát và lãi suất.

Tuy nhiên bởi Ether liên kết trực tiếp với nền tảng Ethereum, ta có thể khẳng định chắc chắn về độ khả dụng của token này. Ether cho phép người dùng sử dụng các tính năng độc nhất như các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.

Dự đoán về Ethereum

Chúng tôi hiểu rằng có nhiều yếu tố xoay vần quanh một đồng tiền điện tử, và đôi khi những mối tương tác này có thể thật phức tạp, và có lẽ chúng ta cũng chưa liệt kê được đầy đủ tất cả các yếu tố này. Có thể chúng ta đã bỏ lỡ một vài yếu tố. Tuy nhiên những yếu tố kể trên là rõ ràng nhất và không thể bị bỏ qua.

Về tương lai của Ethereum và xu hướng giá từ đây, chúng ta sẽ phải chờ đợi và tự kiểm chứng.

Nếu muốn mua Ethereum hoặc bán Ethereum của mình, bạn có thể giao dịch trên Paxful.

*Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung của bài viết này chỉ phục vụ mục đích cung cấp thông tin. Những quan điểm trình bày trong bài viết này không được xem như lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc bất cứ lời khuyên nào khác, và cũng không thể hiện quan điểm của Paxful.