Giá trị tiền tệ thay đổi theo những cách bí ẩn, chúng có thể tăng vọt trong hôm nay và giảm mạnh vào ngày tiếp theo. Giá trị của một loại tiền tệ thường thay đổi tùy theo mức độ mạnh/yếu của một nền kinh tế. Tuy nhiên thật không may, cơ chế này mang lại rủi ro cho thất thoát tài sản cho tất cả mọi người.
Nhà đầu tư thường quy đổi tài sản của họ sang những kim loại quý, bất động sản độc quyền và các tài sản có giá trị khác để bảo toàn chúng. Tuy nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một cách khác, stablecoin có thể là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ bạn khỏi những tổn thất tài sản tiềm tàng.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là một loại token kỹ thuật số hoặc tiền điện tử có giá trị tương ứng, hoặc được neo giá với giá trị thị trường của một tài sản khác, hoặc được định giá qua tham chiều ngoại bộ. Giá của stablecoin này có thể được neo theo giá của những hàng hóa như vàng, dầu, khí đốt và những tài sản dự trữ khác; hoặc theo giá trị của đồng tiền tệ chính phủ phát hành như đồng đô-la, euro, yên, vân vân.
Là một loại tiền điện tử, stablecoin cũng chạy chương trình và vận hành dựa trên công nghệ blockchain. Mục tiêu của đồng tiền này là thực hiện chức năng tương tự của những tài sản điện tử và tiền tệ truyền thống, tức là trở thành tài sản có thể được sử dụng cho các giao dịch thanh toán. Chúng thuộc danh mục token thanh toán, được sử dụng như một đơn vị ghi sổ, phương tiện trao đổi và lưu giữ giá trị.
Một số đồng tiền phổ biến nhất trong danh sách stablecoin là Tether (USDT), Dai (DAI), USD Coin (USDC), TrueUSD (TUSD), Paxos Standard (PAXOS) và hàng trăm đồng tiền khác.
Tuy nhiên, không giống như một số loại tiền tệ pháp định dễ bị lạm phát, hay như những đồng tiền điện tử khác như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) được biết tới như những tài sản có tính biến động giá cao thì stablecoin được thiết kế để duy trì giá trị hoặc đạt được bình ổn tỷ giá. Sự ổn định này được tạo ra qua bốn cách khác nhau.
Stablecoin hoạt động như thế nào?
Để thu hẹp khác biệt giữa sự ổn định tỷ giá của tiền pháp định và tiền điện tử, các stablecoin neo giá trị của chúng qua các cơ chế khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bốn loại stablecoin này.
1. Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định
Đây là loại stablecoin được hỗ trợ bởi đồng tiền tệ do chính phủ ban hành, ví dụ như đồng Đô-la Mỹ (USD) và thường theo tỷ lệ 1:1. Điều này có nghĩa là tiền pháp định được giữ làm tài sản thế chấp cho mỗi đồng tiền điện tử được cấp cho bạn. Một ví dụ điển hình là Tether (USDT) với giá của 1 USDT luôn bằng 1 Đô-la Mỹ.
Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định là loại stablecoin phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thị trường tiền điện tử ngày nay. Tuy nhiên, đồng tiền này được nhận định là dễ bị gian lận bởi chúng được ban hành bởi những tổ chức và thực thể tập trung hóa với quy định và giao thức của riêng họ. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm một đơn vị phát hành đáng tin cậy là vô cùng quan trọng.
2. Stablecoin thế chấp bởi hàng hóa
Những stablecoin này giống với những đồng thế chấp bởi tiền pháp định, tuy nhiên thay vì sử dụng tiền pháp định, loại tài sản này sử dụng những tài sản và hàng hóa có thể trao đổi khác để thế chấp. Những tài sản này bao gồm kim loại quý và khoáng sản như vàng, bạc, kim cương; những hàng hóa có giá trị như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên; bất động sản độc quyền, vân vân. Một ví dụ điển hình về điều này là tiền điện tử được hỗ trợ bởi dầu mỏ của Venezuela có tên là Petromoneda hoặc Petro (PTR).
3. Stablecoin thế chấp bởi tiền điện tử
Stablecoin này được hỗ trợ bởi tiền điện tử thay vì tiền pháp định. Loại stablecoin này sử dụng tiền điện tử là tài sản thế chấp, do đó toàn bộ quy trình vận hành và hoạt động của loại tiền này trên blockchain đều theo phương thức phi tập trung. Thông thường, các stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử được neo giá theo tỷ lệ 1:2.
Một lượng tiền điện tử lớn hơn sẽ được dùng để thế chấp cho mỗi stablecoin do tính biến động giá cao. Bằng cách này, nguồn cung stablecoin sẽ không bị tác động bởi biến động giá quá lớn. Ví dụ như đồng Dai (DAI) được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp trên nền tảng Maker.
Tuy nhiên, loại stablecoin này không thực sự phổ biến như stablecoin hỗ trợ bởi tiền pháp định bởi sự phức tạp của tiền điện tử. Ngoài ra, loại stablecoin này còn hay được biết tới là “thế chấp quá mức” do số lượng coin bảo lưu lớn.
4. Stablecoin từ thuật toán
Đây là loại stablecoin không thế chấp và cũng không được hỗ trợ bởi tiền pháp định hay tiền điện tử. Thay vào đó, chúng duy trì sự ổn định qua một thuật toán hoặc cơ chế hoạt động. Hợp đồng thông minh chịu trách nhiệm quản lý sơ đồ cung cầu và đảm bảo sự ổn định tỷ giá của stablecoin này.
Hệ thống thuật toán sẽ tạo ra các đồng tiền mới nếu đồng stablecoin này được giao dịch quá nhiều. Nếu không, hệ thống sẽ mua những đồng tiền trên thị trường để cắt giảm nguồn cung đang lưu hành. Ví dụ như đồng Primecoin (XPM) và đồng Basis hiện không còn tồn tại. Có vẻ đây là đồng stablecoin phức tạp nhất trong bốn loại chúng tôi đã nêu trên, tuy nhiên hệ thống thuật toán này khá giống với quy trình quản lý nguồn cung của các ngân hàng trung ương.
Tại sao stablecoin lại quan trọng?
Giống như hàng ngàn đồng tiền điện tử hiện có trên thị trường ngày nay, mục tiêu của stablecoin là mang lại chức năng của tiền tệ truyền thống trên thế giới tới lĩnh vực blockchain. Hãy thử xem xét về một số lợi ích quan trọng của stablecoin.
1. Ổn định tỷ giá
Stablecoin được thiết kế sao cho có giá trị ổn định theo thời gian. Bởi vậy, rất nhiều chuyên gia và nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử nhìn nhận chúng như một tài sản lưu trú lý tưởng và cực kỳ an toàn. Giá trị của đồng tiền pháp định và những đồng tiền điện tử lớn đang tăng và giảm đột biến mỗi ngày, đó là lý do vì sao stablecoin là lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư đang tìm cách để bảo toàn tài sản của họ. Họ có thể lưu giữ của cải của mình trong một tài sản mà không phải đối mặt với rủi ro mất mát do lạm phát.
2. Quyền riêng tư và phân quyền
Từ những kiến thức nêu trên, chúng ta đã biết stablecoin là một loại tiền điện tử. Điều này có nghĩa là chúng cũng hoạt động trên các hệ thống và công nghệ tối tân như hàng ngàn đồng tiền điện tử khác. Tuy nhiên mặc dù bản chất của tiền điện tử là phi tập trung, vẫn có khả năng chúng cần được kết nối với ngân hàng tiền pháp định. Mặt khác, đây lại là điều tích cực với những nhà đầu tư chưa thể chuyển toàn bộ vốn đầu tư của họ qua lĩnh vực tiền điện tử!
3. Tiền tệ có thể được lập trình
Stablecoin có thể được lập trình và thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng bởi chúng “về cơ bản được cấu thành từ mã code.” Một cách phổ biến để thực hiện điều này là thông qua các phần thưởng hoặc chương trình khách hàng thân thiết. Nếu một công ty xây dựng chương trình của mình dựa vào đồng stablecoin, họ có thể thiết kế một ứng dụng nơi người dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng kiểm tra stablecoin và phần thưởng của họ cùng một lúc.
Tận hưởng lợi ích tiền điện tử mang lại
Ngoài những lợi ích kể trên, stablecoin cũng có thể tạo điều kiện để thanh toán cho các giao dịch nhanh và rẻ hơn. Bởi stablecoin là đồng tiền kỹ thuật số và được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain, bạn có thể gửi và nhận thanh toán từ bất cứ đâu trên thế giới chỉ qua một vài thao tác trên điện thoại. Bạn cũng có thể theo dõi tiền và các khoản thanh toán của mình trong thời gian thực!
Ngày nay, tiền điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh tại nhiều quốc giá khác nhau và những tài sản điện tử như stablecoin có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thế giới thực hiện bước chuyển đổi số. Từ việc mang lại một phương pháp để bảo vệ tài sản khỏi tác động của biến động tỷ giá thị trường cho tới việc tạo điều kiện để các giao dịch tiền điện tử nhanh hơn, dễ sử dụng và an toàn hơn; stablecoin có thể giúp chúng ta đạt được sự ổn định tài chính và loại bỏ nỗi sợ biến động tỷ giá.
Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm tiền điện tử chưa? Hãy bắt đầu hành trình với tiền điện tử của bạn bằng việc mua USDT ngay hôm nay!