Đối với nhiều người, họ không quan tâm tới giá của tiền điện tử thành công không được xác định bởi giá trị mà thay vào đó, bằng tác động tới đời sống của con người trên toàn cầu. Tuy nhiên đối với trader, tiền điện tử có thể được xem là một khoản đầu tư hữu hiệu. Bí quyết ở đây là biết phải làm gì vào thời điểm thị trường ẩn chứa nhiều sự không chắc chắn. Dù các mức giá tăng hay giảm thì sự biến động này có thể khiến những người mới bắt đầu cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt.

May thay, có các công cụ có thể giúp bạn ra quyết định, một trong số đó là chỉ số lòng tham và nỗi sợ của tiền điện tử.

Những điều căn bản của chỉ số lòng tham và nỗi sợ tiền điện tử

Chỉ số lòng tham và nỗi sợ của tiền điện tử là một thang đo lường phản ánh cảm xúc hiện tại của mọi người đối với thị trường tiền điện tử. Các đỉnh giá cao và thấp của một tài sản có thể được mô tả như hiệu ứng từ việc tăng hay giảm nỗi sợ hoặc lòng tham trong thị trường. Lòng tham gia tăng tức là nguồn cầu cao hơn, từ đó đẩy mức giá Bitcoin lên cao hơn. Ngược lại, gia tăng nỗi sợ tương ứng với việc giảm giá trị và nguồn cầu, khiến thời điểm đó trở thành cơ hội tốt nhất để mua Bitcoin.

Chỉ số lòng tham và nỗi sợ tiền điện tử

Nguồn: https://alternative.me/

Cách đọc chỉ số lòng tham và nỗi sợ của tiền điện tử là vô cùng đơn giản. Nếu thang đo này chạm mức 80 hoặc cao hơn (Tham quá độ), tức là thái độ đối với tiền điện tử rất tích cực và thị trường đang chứng kiến nhiều lượt mua tham lam, khiến thời điểm này lý tưởng để bán. Nỗi sợ hãi tăng khi giá giảm dần tới 0. Những thời điểm sợ hãi tột độ đã nhiều lần minh chứng là lúc lý tưởng để mua BTC, nhờ lượng cầu và mức giá thấp.

Biểu đồ một năm của chỉ số lòng tham và nỗi sợ

Nguồn: https://alternative.me/

Công thức là gì?

Việc tính toán chỉ số lòng tham và nỗi sợ liên quan tới các cuộc khảo sát, nội dung mạng xã hội và các xu hướng để suy luận ra một biểu đồ nhiệt độ cho thị trường. Mỗi thành phần sẽ được tính trọng số sao cho phù hợp, từ đó cho phép mô tả chính xác tình hình hiện tại.

Hãy cùng tìm hiểu mỗi yếu tố này:

Mức độ biến động (25%)

Yếu tố này đo lường sự thay đổi giá của các đồng tiền điện tử theo thời gian, tính trung bình trong 30 và 90 ngày. Những điểm trung bình này được sử dụng để cung cấp cho người dùng một cái nhìn chi tiết về độ biến động hiện tại của thị trường, cũng như mức giảm tối đa so với các giá trị trung bình. Tăng mức độ biến động liên quan tới tăng nỗi sợ hãi trong thị trường tiền điện tử.

Khối lượng thị trường (25%)

Tương tự, yếu tố này lấy trung bình giá 30 và 90 ngày để đo lường đà của thị trường. Kết hợp đà của thị trường và khối lượng giao dịch để biết thị trường đang hào hứng hoặc tham lam thế nào tại một thời điểm nhất định. Giá trị này tăng sẽ đồng nghĩa với sự gia tăng độ biến động của một thị trường tăng giá.

Truyền thông xã hội (15%)

Hầu hết tận dụng các bài đăng Twitter và được hỗ trợ bởi dữ liệu từ các trang diễn đàn như Reddit, mục này đo lường số lượng bài đăng và các hashtag liên quan tới Bitcoin và tiền điện tử. Tương tác bài đăng cũng được cân nhắc, điều này phản ánh “độ nhanh nhạy” của cộng đồng trong việc đọc và lan tỏa thông tin. Sự gia tăng tương tác và bài đăng tương đương với một thị trường đang tham lam hơn.

Khảo sát (15%)

Những cuộc bỏ phiếu hàng tuần giúp các nhà phân tích quan sát và thấu hiểu thị trường. Bằng cách này, kinh nghiệm giao dịch trực tiếp của trader được kết hợp với các insight của họ để cung cấp cho những nhà phân tích một bức tranh chính xác về cách cộng đồng đang nhìn nhận thị trường thế nào. Tất nhiên là độ chính xác sẽ được cải thiện khi có nhiều người phản hồi bản khảo sát hơn.

Sự thống trị (10%)

Sự thống trị của một đồng coin, trong trường hợp này là Bitcoin, được đo lường bằng vốn hóa thị trường so với những đồng coin khác. Sự thống trị của một đồng coin, trong trường hợp này là Bitcoin, được đo lường bằng vốn hóa thị trường so với những đồng coin khác.

Việc phân tích mục này rất hiệu quả; việc sự thống trị Bitcoin tăng có thể đồng nghĩa với một thị trường sợ hãi bởi có ít nguồn tiền chảy vào các đồng coin thay thế (altcoin) hơn. Ngược lại, giảm sự thống trị mô tả một thị trường tham lam, tức là nguiowf tham gia sẵn sàng chịu rủi ro và đầu tư vào altcoin.

Xu hướng (10%)

Tất nhiên là các xu hướng đóng một vai trò trong chỉ số này. Google Trend là công cụ tuyệt vời để xác định điều này, công cụ này sẽ hiển thị khối lượng tìm kiếm đối với các câu hỏi liên quan tới Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác. Và khi tra cứu, cần tinh chỉnh tìm kiếm của bạn bằng cách tinh chỉnh cụm từ tìm kiếm thành các truy vấn kiểu như: “Bitcoin tăng giá”, “dự đoán giá Ethereum”, v.v. Bạn có thể đánh giá chỉ số tham lam và sợ hãi của tiền điện tử dựa trên sự gia tăng của cụm từ tìm kiếm thích hợp.

Ví dụ về lòng tham và sự sợ hãi tột độ trong tiền điện tử

Ví dụ về lòng tham và sự sợ hãi tột độ trong tiền điện tử

Sau khi tìm hiểu về các thành tố của chỉ số này, giờ hãy cùng xem một số ví dụ thực tế về cách sự tham lam và sợ hãi có thể biểu hiện trên thị trường. Sau đây là một vài trường hợp chúng ta có thể thấy sự thay đổi lớn trong giá trị Bitcoin đi kèm với các sự kiện có thể gây ra sự sợ hãi hoặc lòng tham.

Nỗi sợ hãi tột độ

Ngày 22 tháng 8 năm 2019 – 5/100

Giá Bitcoin: $10.127,53 USD
Giá BTC trung bình trong giai đoạn này: 10.000 USD

Sau khi đều đặn tăng giá trị trong vài tháng, BTC đã phá vỡ cột mốc 12.000 USD trong bối cảnh lo lắng thương mại gây ra bởi mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này đã không kéo dài, khi giá trị của BTC giảm ngay sau đó.

Ngày 28 tháng 3 năm 2020: 8/100

Giá Bitcoin: $6.208,81 USD
Phạm vi dao động của chỉ số từ ngày 10 tháng 3 – ngày 17 tháng 4: 9-16/100
Giá BTC trung bình trong giai đoạn này: 6.000 – 7.000 USD

Đại dịch toàn cầu vào năm 2020 đã có tác động khủng khiếp tới giá trị của BTC. Giá trị của BTC rớt xuống dưới 4.000 USD tại thời điểm đó, mất nửa giá trị chỉ trong hai ngày. Sự kiện giảm giá dầu sau đó cũng làm rất nhiều nhà đầu tư e ngại và khiến họ chọn phương án bán tháo để không phải chịu rủi ro, từ đó làm tình hình càng trầm trọng hơn.

Ngày 22 tháng 6 năm 2021: 10/100

Giá Bitcoin: $31.655,20 USD
Phạm vi dao động của chỉ số từ ngày 22 tháng 5 – ngày 18 tháng 6: 10-19/100

Đợt sụt giảm giá mạnh này bắt đầu vào ngày 12 tháng 5 khi chính phủ Trung Quốc quyết định cấm Bitcoin tại quốc gia của họ – các hoạt động đào, nắm giữ và giao dịch đều trở thành phi pháp. Thông báo này đã làm thị trường BTC quốc tế hoảng loạn và bán tháo, khiến giá BTC giảm từ đỉnh giá mọi thời đại là 63.569,81 USD vào ngày 14 tháng 4 xuống chỉ còn 29.789,94 USD vào ngày 21 tháng 7

Elon Musk cũng đã thông báo rằng Tesla không còn chấp thuận Bitcoin, đi ngược lại quyết định ban đầu về việc ủng hộ đồng tiền điện tử này. Những sự kiện này làm vấn đề càng trầm trọng hơn, kéo giá trị BTC xuống hơn nữa.

Ngày 8 tháng 1 năm 2022: 10/100

Giá Bitcoin: $41.534,35 USD

Theo sau đợt sụt giảm giá từ mốc 50.792,04 USD vào ngày 7 tháng 12, đầu năm nay BTC đã chứng kiến một đợt giảm giá nhẹ do nỗi sợ “mùa đông tiền điện tử”. Nỗi sợ này đã đẩy nhiều nhà đầu tư tới quyết định loại bỏ những khoản đầu tư rủi ro hơn của họ để đạt được sự ổn định. Kéo theo sau là điểm giá thấp 35.071,80 USD vào ngày 23 tháng 1.

Sự tham lam tột cùng

Ngày 9 tháng 7 năm 2019: 84/100

Giá Bitcoin: $12.304,35 USD

Bitcoin gia tăng độ phổ biến và tỷ lệ ứng dụng tại thời điểm này trong bối cảnh đồng tiền vượt qua mức giá cao nhất mọi thời đại nhiều lần trong vòng vài tháng, đạt một đỉnh giá cao nhất mọi thời đại mới vào năm 2017. Sự tham lam tột cùng này là bàn đạp để BTC đạt mức giá cao nhất tại thười điểm đó là 12.000 USD.

Ngày 11 tháng 8 năm 2020: 84/100

Giá Bitcoin: $11.391,01 USD
Phạm vi chỉ số từ ngày 31 tháng 7 – ngày 3 tháng 9: 75-84/100
: 10.000 – 11.000 USD

Trước thị trường bò với xu hướng tăng giá vào tháng 10 năm 2020 tới tháng 1 năm 2021, tiền pháp định đã suy yếu và Bitcoin bước vào thị trường chính thức. Bắt đầu thời kỳ mức giá BTC tăng vọt từ tháng 10 tới tháng 1. Sự tham lam của thị trường khiến người mới bắt đầu gặp khó khăn trong việc đầu tư bởi giá trị BTC đã tăng cao hơn.

Ngày 8 tháng 12 năm 2020: 95/100

Giá Bitcoin: $18.549,09 USD

Vào giữa đợt tăng giá năm 2020, sự kêu gọi của các tổ chức đầu tư đã trở thành bệ phóng giúp BTC trở thành tâm điểm của lòng tham thị trường một lần nữa. Từ điểm giá 11.000 USD vào tháng 8, BTC đã nhanh chóng vượt qua mốc 18.000 USD vào cuối năm. Sức mua và lạm phát tăng là những yếu tố lớn khiến lòng tham gia tăng.

Ngày 31 tháng 12 năm 2020: 95/100

Giá Bitcoin: $28.890,12 USD
Phạm vi dao động của chỉ số từ ngày 17 tháng 11 – ngày 9 tháng 1: 86-95/100
Giá BTC trung bình trong giai đoạn này: 16.000 – 40.000 USD

Một trong những đỉnh giá mọi thời đại đã được xác lập vào ngày 10 tháng 1 năm 2021 ở mức 40.256,35 USD

Ngày 9 tháng 2 năm 2021: 95/100

Giá Bitcoin: $46.527 USD

Thời điểm này trùng với khởi đầu của một đợt tăng giá khác bắt đầu vào ngày 7 tháng 2 năm 2021, với nhiều dự đoán về sự kiện phân nửa Bitcoin xảy ra 2 tháng sau đó.

Ngày 14 tháng 2 năm 2021: 95/100

Giá Bitcoin: $47.215,52 USD
Phạm vi dao động của chỉ số từ ngày 7 tháng 2 – ngày 22 tháng 2: 86-95/100
Phạm vi giá từ ngày 7 tháng 2 – ngày 22 tháng 2: 39,000 – 56,000 USD

Ngày càng nhiều người bắt đầu đầu tư và giao dịch BTC tại thời điểm đó. Lòng tham trong thị trường tại thời điểm này đã đẩy mức giá BTC vượt qua 50.000 USD, và cuối cùng ổn định ở khoảng 47.000 USD.

Ngày 20 tháng 10 năm 2021: 84/100

Giá Bitcoin: $64.276,54 USD

Sự phổ biến ngày một gia tăng của các NFT khiến nhiều người tìm hiểu hơn về lĩnh vực tiền điện tử, hướng sự chú ý qua Bitcoin. Đỉnh giá mọi thời đại được thiết lập vào ngày hôm sau vào 66.008,47 USD. Đỉnh giá mọi thời đại BTC đạt được sau đó vào ngày 9 tháng 11 năm 2021 ở mốc $67.553,95 USD

Cách đầu tư dựa vào chỉ số lòng tham và sợ hãi

Hãy tưởng tượng rằng: bạn lên mạng trực tuyến và thấy nhiều bạn bè của mình trên mạng xã hội đang mua Bitcoin với mức giá đáng báo động. Kết quả là bạn cũng cảm thấy mình cần phải mua Bitcoin ngay. Sau cùng thì bạn không muốn bị bỏ lỡ, phải không? Điều tiếp theo mà bạn biết là thị trường tự điều chỉnh và nguồn cầu và giá trị của Bitcoin cùng sụt giảm.

Đó chỉ là một ví dụ đơn giản về cách chúng ta đưa cảm xúc vào trong các quyết định mua – và bạn có thể thấy rằng những giao dịch bốc đồng như vậy không phải sự lựa chọn tốt nhất.

Giao dịch Bitcoin bằng chỉ số lòng tham và sợ hãi đơn giản là biết bạn có những lựa chọn nào trong điều kiện cụ thể nào. Khi lòng tham dâng lên cao, giá chắc chắn sẽ sớm giảm, bởi vậy bán BTC có thể là lựa chọn tốt nhất. Ngược lại, sự sợ hãi bủa vây có thể ám chỉ rằng đó là thời điểm tốt để mua.

Bài học

Bài học cơ bản nhất mà bạn rút ra được là cảm xúc của cộng đồng có khả năm tác động tới giá trị của tiền điện tử. Đây là bài học tương tự như chúng ta đã thấy trong các cuộc khủng hoảng kinh tế khác nhau trong các thập kỷ vừa qua; sự sợ hãi có thể khiến người ta ngừng chi tiêu, khiến giá trị cổ phiếu lao dốc, trong khi đó lòng tham tột độ có tiềm năng tạo ra các bong bóng kinh tế.

Chỉ số lòng tham và nỗi sợ tiền điện tử là một công cụ hữu ích để nắm bắt được cảm xúc của cộng đồng, giúp bạn tránh thực hiện các giao dịch dựa trên cam xúc đơn thuần. Trong một thị trường làm nao lòng cả những trader kinh nghiệm nhất thì thông tin chính là chìa khóa.

*Nội dung của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin; bạn không nên coi bất cứ thông tin hoặc những tài liệu này như lời khuyên pháp lý, thuế quan, đầu tư, tài chính hoặc bất cứ lời khuyên nào khác. Bạn nên tự kiểm chứng các dữ kiện và sự kiện trong bài viết và có thể tìm lời khuyên từ chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.