Thế giới tại thời điểm 10 năm trước rất khác biệt so với hiện tại. Vào năm 2009, Apple cho ra mắt iPhone 3S và mạng xã hội chỉ mới bắt đầu phát triển. Tuy nhiên cũng vào giai đoạn này, đã có một đóng góp lớn cho lĩnh vực công nghệ tài chính được tạo ra nhưng không được nhiều người biết tới. Trong khi nhân loại sắp sửa bước qua thập kỷ mới, khoảng tháng 12 2008 hoặc tháng 1 2009, Bitcoin đã được giới thiệu ra đại chúng.
Sau đây là một bản hướng dẫn a-z cho người mới bắt đầu về Bitcoin, lịch sử và cách đồng tiền này đã định hình thế giới tài chính.
Bitcoin (BTC) là gì?
Bitcoin (BTC) được biết tới là đồng tiền điện tử hàng đầu kể từ năm 2009. Đây là đồng tiền tệ mới, được phát triển và giới thiệu bởi nhà sáng lập bí ẩn là Satoshi Nakamoto. Danh tính của Nakamoto hiện vẫn là một ẩn số và chưa từng được tiết lộ. Nakamoto có thể là một người hoặc một tổ chức gồm những thiên tài trong lĩnh vực tiền điện tử. Cho tới ngày nay, vẫn chưa ai biết người sáng tạo ra Bitcoin là ai.
Đồng tiền này được thiết kế để sử dụng trong cuộc sống thường nhật và cho các giao dịch tiền tệ. Tuy nhiên, Nakamoto đã sớm nhận ra những thiếu sót của hạ tầng ngân hàng truyền thống sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, và Bitcoin được tạo ra để khắc phục những khiếm khuyết đó.
Kể từ thời điểm khai sinh vào đầu năm 2009, Bitcoin đã phát triển và thâm nhập vào các thị trường chính. Tại thời điểm đó, Bitcoin vẫn khá mới mẻ và có biến động giá cao. Mặc dù vậy, đồng tiền này ngày càng trở nên phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm hơn mỗi ngày.
Vậy điều gì tạo nên giá trị của Bitcoin?
Có nhiều lý do lý giải tại sao Bitcoin được coi là có giá trị cao. Thông thường, tất cả các đồng tiền tệ thành công dù là tiền kỹ thuật số hay loại khác đều phải thỏa mãn những tiêu chí sau: độ hiếm có, có thể chia nhỏ, lọi ích, tính chất có thể chuyển nhượng, và không thể bị làm giả, Bitcoin thỏa mãn nhiều tiêu chí trên và do đó được coi là có giá trị cao.
Bitcoin được đo lường thế nào?
Bitcoin có thể được chia hết tới tám chữ số thập phân, có nghĩa là bạn có thể mua những phần nhỏ của đồng tiền này. Đơn vị nhỏ nhất được đặt theo tên nhà sáng lập là Satoshi. Một Satoshi tương đương với 0.00000001 BTC.
Nguyên lý hoạt động của Bitcoin là gì?
Vì là một đồng tiền điện tử, BTC hoạt động dựa trên một công nghệ mạnh mẽ và mới mẻ gọi là chuỗi khối. Đây là một sổ cái công cộng được chia sẻ, mục đích là ghi lại tất cả các giao dịch Bitcoin đã được xác nhận. Hãy xem chuỗi khối giống như một sổ tiết kiệm điện tử của ngân hàng truyền thống, nơi các giao dịch và số dư tài khoản của bạn được theo dõi và ghi lại.
Điểm khác biệt chính là các giao dịch trên chuỗi khối Bitcoin sẵn có và có thể được truy cập bởi bất cứ ai trên mạng. Sổ cái công cộng được chia sẻ này tạo điều kiện để đạt được cấp độ minh bạch cao, vì bất cứ ai trên mạng lưới cũng có thể xem nguồn gốc và địa chỉ đích của một giao dịch BTC.
Có thể truy vết các giao dịch BTC hay không?
Trong khi thông tin về một giao dịch và những bên tham gia vào giao dịch được lưu giữ riêng tư và đảm bảo, cộng đồng vẫn có thể thấy rằng một người nào đó trên mạng đang gửi tiền cho người khác.
Để đảm bảo một giao dịch không được liên kết với một chủ sở hữu cụ thể, mô hình bảo mật của Bitcoin sử dụng một cặp khóa mới. Tuy nhiên khi mạng lưới có nhiều giao dịch, sự liên kết giữa giao dịch và chủ sở hữu là không thể tránh khỏi, từ thông tin này có thể truy xuất ra các đầu vào hoặc các giao dịch được sở hữu và tạo bởi cùng một chủ sở hữu đó.
Sách trắng của Bitcoin đã viết: “Rủi ro là nếu chủ sở hữu một khóa bị lộ, mối liên kết giữa chủ sở hữu và giao dịch có thể làm lộ ra các giao dịch khác của chủ sở hữu này.” Như vậy, ta có thể giả định rằng Bitcoin không ẩn danh mà thay vào đó là bán ẩn danh.
Một sự thật quan trọng khác là mạng Bitcoin có tính phi tập trung. Khác với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tiền tệ được chính phủ cấp phát, quản lý và kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương và cơ quan chính phủ,… BTC và mạng Bitcoin hoạt động độc lập.
Bitcoin không cần một sở hoặc cơ quan quản lý để điều hành các hệ thống và quy trình của nó. Đồng tiền này không cần tới một cơ quan trung ương. Thay vào đó, Bitcoin hoạt động dựa trên cơ chế giao dịch ngang hàng (P2P).
Các giao dịch và khóa riêng tư
Một giao dịch Bitcoin được định nghĩa là “một khoản chuyển nhượng giá trị giữa các ví tiền điện tử”. Khi bạn rút tiền mặt từ cây ATM, hoặc rút tiền thông qua các ứng dụng di động, bạn xác nhận giải ngân tiền bằng cách nhập mã PIN của mình. Các giao dịch BTC cũng tương tự như vậy, tuy nhiên thay vì mã PIN, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các khóa riêng tư của mình.
Giống như mã PIN ngân hàng của bạn, khóa riêng tư là thông tin bảo mật mà bạn không nên chia sẻ với bất cứ ai. Khóa sẽ cung cấp quyền truy cập vào ví Bitcoin của bạn và cho phép sử dụng tiền, bởi vậy hãy thật cẩn thận đừng để khóa lọt vào tay kẻ xấu. Các khóa riêng tư được lưu giữ trên máy tính cá nhân hoặc các máy chủ từ xa, tùy thuộc vào loại ví bạn đang sử dụng.
Làm thế nào để sở hữu Bitcoin?
Có rất nhiều cách để kiếm được những phần đầu tiên của đồng Bitcoin. Các lựa chọn của bạn bao gồm đào, mua tiền điện tử trên chợ điện tử trực tuyến và nhiều hơn nữa. Hãy cùng tìm hiểu và nghiên cứu về hai lựa chọn này.
Đào bitcoin
Giống như kim loại quý và những hàng hóa có giá trị cao như vàng, Bitcoin cũng được khai thác thông qua một quá trình đào. Tuy nhiên, việc đào Bitcoinvà đồng coin này là một quy trình được số hóa toàn phần. Thay vì sử dụng thiết bị nặng và các hóa chất, thợ đào Bitcoin sử dụng các máy tính công suất cao, phần mềm chuyên dụng, một kết nối mạng Internet mạnh mẽ và nhiều điện năng.
Hoạt động đào Bitcoin được coi là các quy trình đắt đỏ nhất để kiếm được Bitcoin. Quy trình này cũng bao gồm những thuật toán vô cùng phức tạp được giải bởi các thợ đào. Các bài toán phức tạp và không thể giải được theo cách thủ công, từ đó khiến quy trình trở nên đắt đỏ và rắc rối.
Các thợ đào được trả công cho mỗi khối mà họ giải hoặc xác nhận trên chuỗi khối, tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng gắt gao trong bối cảnh ngày càng nhiều thợ đào tiền điện tử khát khao tham gia vào hang động BTC số. Nếu bạn muốn đào BTC, hãy chắc rằng bạn đã lưu ý tới những tài nguyên khai thác chúng tôi đã đề cập trước đó. Hãy dành tiền để mua những thiết bị tốt nhất, và thiết lập hoạt động đào coin tại một quốc gia lý tưởng, hãy thật kiên nhẫn và giữ một tinh thần cạnh tranh trong thị trường đào coin!
Mỏ đào Bitcoin
Bạn còn có lựa chọn đào coin theo nhóm nữa. Người ta gọi hình thức này là mỏ đào Bitcoin. Mỏ của thợ đào là khi một nhóm những thợ đào làm việc với nhau để gia tăng cơ hội tìm thấy và đào một khối. Khi thợ đào hợp lực thành một mỏ đào, họ có thể hoạt động nhanh hơn và có nhiều cơ hội để tìm thấy Bitcoin hơn.
Tuy nhiên, sự bất lợi của một mỏ đào là tiền thưởng bạn nhận được khi tìm thấy Bitcoin bị chia cho các thành viên trong nhóm. Điều này có nghĩa là thợ đào hoạt động theo nhóm kiếm được ít hơn so với hình thức đào độc lập.
Giảm nửa Bitcoin
Sau khi các thợ đào xác minh thành công giao dịch, họ sẽ nhận được Bitcoin. Xuyên suốt quá trình đào, có một sự kiện được trông đợi gọi là giảm nửa Bitcoin. Giảm nửa là khi các phần thưởng thợ đào nhận được bị chia đôi. Sự kiện này diễn ra một lần mỗi bốn năm và sau khi 210.000 khối được đào.
Các chợ tiền điện tử
Nếu không muốn tham gia vào mỏ đào Bitcoin, còn có hàng ngàn chợ tiền điện tử trực tuyến để bạn mua BTC. Những điều bạn cần lưu ý để có thể tìm kiếm được một sàn giao dịch đáng tin cậy bao gồm:
- Các tính năng bảo mật đáng tin cậy – Bạn nên tìm một nền tảng có nhiều lớp tính năng bảo mật như xác thực hai yếu tố (2FA).
- Các giới hạn vị trí địa lý – Một số quốc gia và khu vực pháp lý vẫn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng Bitcoin và ban hành những giới hạn lên đồng tiền này. Hãy tìm một nền tảng cho phép bạn tối đa hóa tài sản điện tử của mình.
- Tính thanh khoản của tài sản – Hãy tìm một nền tảng giao dịch cho phép bạn quy đổi BTC thành đồng tiền pháp định mong muốn mà không tốn nhiều công sức. Bạn sẽ tìm thấy nhiều nền tảng như vậy trên web.
- Phí giao dịch – Phí cho việc mua, bán, gửi hoặc rút BTC tùy thuộc vào từng sàn giao dịch, bởi vậy hãy thử so sánh chúng và xem sàn nào có mức phí thấp hơn.
- Tính xác thực và danh tiếng của nền tảng – Hãy tự nghiên cứu và xác minh xem công ty đó có hợp pháp hay không. Bạn có thể tìm kiếm trên trang web và liên hệ với công ty qua email hoặc gọi điện.
Có vẻ như bạn có rất nhiều việc cần làm, tuy nhiên đây là những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần cân nhắc trước khi tham gia vào thị trường tiền điện tử. Hãy tin chúng tôi đi, bạn sẽ không hối hận đâu. Trên thực tế, bạn sẽ tự cám ơn bản thân mình đấy.
Các lần fork Bitcoin là gì?
Nói một cách đơn giản nhất, fork Bitcoin là khi giao thức chuỗi khối thay đổi và được nâng cấp. Điều này diễn ra khi có đủ số thợ đào áp dụng một quy tắc mới cho mạng. Có hai loại fork: hard fork và soft fork.
- Hard fork là khi giao thức chuỗi khối trước kia và giao thức chuỗi khối mới được tách khỏi nhau. Khi hard fork diễn ra, phiên bản chuỗi khối cũ bị bỏ lại, và bất cứ giao dịch nào được thực hiện trên chuỗi khối đã nâng cấp đều không thể được đọc bằng phiên bản chuỗi khối trước đó. Với hard fork, thợ đào có thể chọn phiên bản để sử dụng bởi giờ đây có hai đồng tiền điện tử cùng hoạt động.
- Soft fork có điểm tương đồng với hard fork là một giao thức chuỗi khối mới đang được sử dụng. Tuy nhiên khác với hard fork, soft fork cho phép giao thức chuỗi khối mới và cũ cùng tồn tại. Các nút tạo nên hạ tầng của một chuỗi khối cuối cùng sẽ cập nhật để tương thích với giao thức chuỗi khối mới. Các nút chuỗi khối cũ hơn vẫn có thể xử lý giao dịch và đẩy các khối mới tới chuỗi khối bằng giao thức mới.
Những ví dụ về hard fork bao gồm:
- Bitcoin Cash (BCH): Đây là một trong những hard fork thành công nhất. Hard fork này được thực hiện vào tháng 8 2017, cho phép các khối 8 megabyte và không tuân theo SegWit (Segregated Witness)
- Bitcoin Gold (BTG): Đây là một hard fork được tạo ra vào tháng 10 2017 để phục hồi chức năng đào trước đó. Bạn có thể đào BTG với Bộ xử lý đồ họa (GPU) thay vì sử dụng phần cứng và các thiết bị chuyển dụng là Mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC). Về cơ bản, điều này có nghĩa là các thợ đào có thể đào BTG tại nhà mà không cần đến thiết bị tối tân.
- LiteCoin (LTC): Lần fork sử dụng một loại thuật toán khác với thuật toán gốc của Bitcoin là SHA-256. Các giao dịch LTC được cho là xác nhận nhanh hơn và có phí thấp hơn so với Bitcoin truyền thống.
Ai là người đưa ra quyết định về các fork?
Có ba nhóm người đưa ra hầu hết các quyết định về fork:
- Nhà phát triển: Nhóm này tạo ra và cập nhật mã. Nếu là một nhà phát triển, bạn có thể gợi ý các thay đổi để những nhà phát triển khác xem xét. Những nhà phát triển sửa bất cứ lỗi nào trong hệ thống và bổ sung bất cứ thay đổi nào về phần mềm hoặc tính năng.
- Các thợ đào: Nhóm này thêm các khối mới vào chuỗi khối và chạy hệ thống mã. Các thợ đào đảm bảo sự an toàn cho chuỗi khối và giữ cho hệ thống vận hành.
- Người dùng full node (máy chủ): Những người dùng này gửi, nhận và xác nhận các khối trên chuỗi khối. Họ được coi là một thành phần chính của chuỗi khối và giúp hệ thống tiếp tục vận hành.
Tôi có thể lưu trữ Bitcoin ở đâu?
BTC là tiền điện tử. Và nó không có hiện diện thực và chỉ tồn tại bằng công nghệ. Không có hóa đơn BTC để bạn cầm trên tay và cũng không có đồng coin nào trong các ví vật lý, thay vào đó, bạn sẽ sử dụng một kho lưu trữ được biết tới là ví Bitcoin.
Một ví Bitcoin hoặc ví điện tử là phương tiện đảm bảo và độc nhất để lưu trữ. Các ví này cũng sử dụng chuỗi khối – công nghệ thông minh đằng sau mạng tiền điện tử. Điều khiến các ví trở nên hấp dẫn hơn là bạn có thể làm rất nhiều thứ với nó. Nếu bạn sử dụng một ví Bitcoin di động, bạn cũng có thể nhận BTC từ các ví khác, gửi tiền hoặc hoàn thành thanh toán, kiểm tra số dư của mình trong thời gian thực.
Có rất nhiều loại ví tiền điện tử, tuy nhiên hầu hết chúng được phân thành hai loại:
- Ví nóng – nơi lưu trữ có thể được truy cập qua một kết nối Internet. Điều này bao gồm web và các ví di động.
- Ví lạnh – các thiết bị vật lý không cần phải truy cập vào Internet. Một số ví dụ có thể kể tới là ví phần cứng, ví máy tính, và ví giấy.
Một số chợ điện tử ngang hàng và sàn giao dịch trực tuyến như Paxful cung cấp một ví Bitcoin miễn phí sau khi bạn tạo tài khoản.
Nếu bạn ký với bút và giấy khi hoàn thành giao dịch tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thì giao dịch Bitcoin lại ngược lại, bạn sẽ sử dụng một chữ ký điện tử. Đây là “bằng chứng toán học” và mật mã cho thấy BTC đến từ chủ sở hữu của ví chứ không phải từ bất kỳ đâu và bất kỳ ai khác. Một chữ ký điện tử cũng cho phép bạn theo dõi xem BTC có được gửi cho ai khác hay không.
Trong khi những người tham gia mạng đều thấy rằng chữ ký của bạn trùng khớp với một giao dịch Bitcoin cụ thể nào đó, không có cách nào để họ biết được khóa riêng tư của bạn. Bitcoin sử dụng các quy trinh và tính năng vô cùng phức tạp, bởi vậy bạn không cần lo lắng về việc tài sản của mình bị trộm cắp—miễn là chỉ bạn mới có quyền truy cập vào các khóa riêng tư đó!
Giao dịch Bitcoin
Giống như bất cứ loại tiền tệ nào, Bitoin có thể được lưu giữ và giao dịch lấy bất cứ đồng tiền tệ hay hàng hóa nào khác. Tuy nhiên, có một số chiến thuật phổ biến được những người đam mê tiền điện tử sử dụng. Tất nhiên trong giao dịch, bất cứ chiến thuật nào cũng có mặt được và mất Bitcoin và tiền điện tử. Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào một số chiến lược mà trader Bitcoin sử dụng để tận dụng tối đa những đồng tiền điện tử mà họ nắm giữ.
HODL là gì?
HODLing là “giữ chặt như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó” là một chiến thuật dài hạn mà các nhà đầu tư sử dụng khi thị trường đi xuống. Thậm chí khi thị trường đi xuống, những nhà đầu tư thực hiện HODL không bán tiền điện tử của họ với hi vọng rằng giá sẽ tăng trở lại trong dài hạn. Hodl khác với giao dịch trong ngày, một chiến thuật đầu tư mang tính ngắn hạn hơn mà chúng ta sẽ bàn luận ở phần sau. Những nhà đầu tư HODL không quan tâm tới lợi nhuận ngắn hạn của Bitcoin hay tiền điện tử. Họ hướng tới việc cải thiện khả năng thích ứng của Bitcoin và vị thế của Bitcoin so với những đồng tiền tệ pháp định.
Giao dịch swing là gì?
Giao dịch swing là một phương pháp có thể được sử dụng trong giao dịch tiền điện tử, thị trường forex và chứng khoán. Nhà đầu tư giao dịch khi thị trường biến động (tăng hoặc giảm) trong vài ngày và thậm chí là vài tuần hay vài tháng. Khi trader và nhà đầu tư giao dịch swing, họ hi vọng có thể tận dụng và sinh lời từ sự biến động giá có thể xảy ra. Trader sẽ cân nhắc về tỉ lệ lời/lỗ. Họ cố gắng mua tài sản khi rủi ro thấp và phần thưởng cao dựa trên phân tích thị trường của họ. Đây có thể là một chiến thuật giao dịch mang nhiều rủi ro.
Có hai phương pháp để giao dịch swing. Một là phân tích kỹ thuật, hai là phân tích căn bản, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này với nhau.
Phân tích kỹ thuật là khi trader nhìn vào dữ liệu thị trường quá khứ của các tài sản nhất định. Trader có thể nhìn vào các xu hướng thị trường và các mẫu biểu đồ để dự đoán hành vi của thị trường trong tương lai. Những dự đoán này có thể ảnh hưởng tới thói quen giao dịch của họ về sau.
Phân tích căn bản là khi trader tìm hiểu về giá trị của một tài sản băng cách nhìn vào các biến số về tài chính và kinh tế xoay quanh tài sản.
Sự khác biệt giữ hai kiểu phân tích là: Sự khác biệt lớn giữa hai kiểu phân tích là phân tích kỹ thuật sử dụng dự đoán tương lai trong khi phân tích căn bản hướng tới việc cố gắng hiểu và dự đoán liệu tài sản được định giá thấp hay cao so với giá trị thực.
Giao dịch trong ngày là gì?
Giao dịch trong ngày là một chiến lược ngắn hạn bao gồm thực hiện nhiều giao dịch trong ngày để tận dụng tối đa sự biến động trong một thị trường. Thông thường, trader sẽ mua một tài sản ở một mức giá nhất định và đợi giá trị của tài sản tăng. Một khi (và nếu) giá trị của tài sản tăng, họ sẽ bán tài sản ở mức giá cao hơn và thu về lợi nhuận. Mục tiêu là tạo ra lợi nhuận nhỏ bằng cách tạo ra nhiều giao dịch có biên lợi nhuận dương hơn là giao dịch có biên lợi nhuận âm.
Việc giao dịch trong ngày mang nhiều rủi ro vì giá có thể biến động nhanh và yêu cầu trader phải thường xuyên theo dõi. Giao dịch trong ngày là một công việc toàn thời gian bởi trader cần liên tục quan sát những thay đổi trên thị trường. Trader trong ngày cũng phải phân tích thị trường một cách bao quát vì quyết định của họ dựa vào biến động thị trường trong ngắn hạn.
Có một vài chiến thuật giao dịch tiền điện tử khác mà nhà đầu tư có thể sử dụng. Một số chiến thuật bao gồm:
- Bình quân giá (DCA)
- Giao cắt vàng/Giao cắt tử thần
- Giao dịch với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Giao dịch xu hướng
- Giao dịch lướt sóng
Bitcoin được sử dụng cho mục đích gì?
Ban đầu, Bitcoin chỉ được biết tới là phương pháp để thanh toán trực tiếp, rẻ và xuyên biên giới. Tuy nhiên khi tỷ lệ ứng dụng tăng, người dân từ khắp nơi trên thế giới và các ngành công nghiệp khác nhau dần phát hiện ra những trường hợp sử dụng đặc biệt của Bitcoin. Những ứng dụng này bao gồm:
- Thanh toán cho các giao dịch mua hàng ngày
- Quyên góp cho các sáng kiến từ thiện và gọi vốn cộng đồng
- Bảo toàn tài sản
- Chuyển tiền ra và vào quốc gia
- Quà tặng cho bạn bè và người thân
- Cổng thanh toán thương mại điện tử
- Một phương pháp để kiếm tiền
Bạn có thể làm tất cả những điều này chỉ với một vài cú nhấp chuột trên ví Bitcoin di động bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bạn muốn.
Bitcoin vs Ethereum (ETH):
Ethereum đã được Vitalik Buterin tạo ra vào 2015 và được coi là đồng tiền điện tử phổ biến thứ hai (sau Bitcoin).
Chúng có điểm gì tương đồng?
Cả Ethereum và Bitcoin đều là tiền điện tử và được giao dịch trực tuyến. Chúng đều phi tập trung và sử dụng công nghệ chuỗi khối.
Vậy chúng khác nhau thế nào?
Ethereum sử dụng công nghệ chuỗi khối để chạy, duy trì mạng lưới và lưu trữ mã máy tính. Ethereum cũng sử dụng mã của mình trên chuỗi khối, tuy nhiên khác với Bitcoin, Ethereum không được tạo ra để thay thế cho tiền pháp định. Các giao dịch Ethereum được xác nhận chỉ trong vài giây thay vì vài phút như Bitcoin.
Bitcoin vs Tether (USDT):
Tether là một đồng stablecoin được neo giá theo USD. Một trong những mục tiêu của Tether là phòng tránh sự bất ổn ở các đồng tiền điện tử khác.
Chúng có điểm gì tương đồng?
Cả Bitcoin và Tether đều sử dụng chuỗi khối và được coi là tiền điện tử.
Vậy chúng khác nhau thế nào?
Khác với Bitcoin và Ethereum, Tether là một stablecoin, có nghĩa là Tether được gắn với một tài sản có thể là tiền pháp định, kim loại quý hoặc một đồng tiền điện tử khác. Điều này vô cùng khác biệt so với Bitcoin, vốn không được ràng buộc với bất kỳ loại tiền tệ nào khác. Trên thực tế, mục tiêu của Bitcoin là thay thế tiền pháp định. Vì Tether và các stablecoin khác bị neo vào một tài sản, có nghĩa là chúng ít biến động hơn Bitcoin.
Mua hay không mua
Sau tất cả những điều tuyệt vời mà chúng ta đã cùng tìm hiểu — từ Bitcoin là gì cho đến cách chúng hoạt động — chúng tôi khá chắc chắn rằng bạn rất muốn trải nghiệm những điều kỳ diệu khác mà Bitcoin có thể mang lại. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, những thông tin ở đây chỉ là một phần trong vô vàn những thông tin khác mà bạn cần tìm hiểu. Có rất nhiều thứ để khám phá và tìm hiểu trong lĩnh vực tiền điện tử!
Bạn đã sẵn sàng để bước vào một hành trình mới chưa? Mua Bitcoin ngay và bắt đầu hành trình tiền điện tử của bạn!