Ý tưởng sử dụng tiền tệ trong lĩnh vực trò chơi điện tử rộng lớn và trừu tượng không phải là thứ gì mới mẻ. Trên thực tế, sự liên hệ này đã nhen nhóm kể từ thời điểm ra mắt tựa game mario khi nhân vật chính thu thập các đồng tiền vàng. Kể từ đó, thế giới trò chơi còn chứng kiến tựa game màu với chú nhím Sonic chạy đua để thu thập vòng vàng, nhân vật cá nhân hóa khai thác vàng trong Azeroth, tiền vàng được sử dụng để mua phụ kiện cho nhân vật ưa thích trong battle royale.

Mối liên hệ giữa tiền điện tử và trò chơi điện tử bắt đầu khoảng một vài năm trước. Vào năm 2016, Steam – một nhà phân phối trò chơi điện tử – đã bắt đầu chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền điện tử, qua đó cho phép người dùng mua trò chơi bằng Bitcoin một cách hiệu quả. Thật không may, các dịch vụ thanh toán Bitcoin đã bị ngừng vào năm sau đó do tính biến động cao của tiền điện tử.

Vào năm 2018, dịch vụ phát trực tuyến phổ biến Twitch đã công bố rằng họ sẽ cho phép những streamer (người phát video) của họ nhận những khoản tiền boa Twitchdưới đơn vị tiền điện tử, trong đó có Bitcoin (BTC), Bitcoin Cash (BCH), Ethereum (ETH) và Litecoin (LTC). Vào năm sau đó, streamer có tên Sick_Nerd tích trữ được 46 đồng điện tử khác nhau trong quỹ quyên góp Twitch thông qua việc chơi Runescape, tổng giá trị tiền có giá là 73.000 đô-la Mỹ tại thời điểm đó. Trong một khoảng thời gian, Twitch cũng gián đoạn phương pháp thanh toán bằng tiền điện tử, tuy nhiên sau cùng thì họ cũng đổi ý và tiếp tục hỗ trợ phương pháp này.

Twitch và Steam là hai công ty lớn nhất trong ngành tò chơi và họ sẵn sàng cân nhắc các khoản thanh toán bằng tiền điện tử, đây có thể là dấu hiệu tốt cho thấy việc tích hợp tiền điện tử và chuỗi khối vào trò chơi điện tử là hoàn toàn khả dĩ.

Trong bối cảnh việc tích hợp tiền điện tử ngày càng phổ biến, chúng ta cũng cần suy nghĩ về những phương pháp tốt hơn để làm điều này.

Sự xuất hiện của các giao dịch vi mô

Nói về thời điểm hiện tại, rõ ràng là các giao dịch vi mô đã chiếm lĩnh thời đại trò chơi ngày nay, tuy nhiên bạn có thể đang tự hỏi rốt cuộc thì chúng là gì?

Tùy thuộc vào trò chơi mà các giao dịch vi mô lại mang ý nghĩa khác nhau. Nhìn chung, giao dịch vi mô là bất cứ thứ gì mà bạn có thể chi trả để mua thêm sau khi mua trò chơi gốc, có thể là phụ kiện, các bản nâng cấp trong trò chơi, bản mở rộng, vân vân.

Các giao dịch vi mô từ lâu đã trở thành một phần trong hệ sinh thái trò chơi điện tử. Tuy nhiên, các giao dịch này đã thực hiện một bước ngoặt lớn khi Fornite ra đời. Cho tới thời điểm hiện tại, tất cả mọi người có lẽ đã quen thuộc với trò chơi kiểu như Fornite, đây là kiểu trò chơi giả lập nhiều người chơi, kiếm tiền chủ yếu bằng việc bán phụ kiện. Vào năm 2018, Fornite đã kiếm được con số khổng lồ 2,4 tỷ đô-la Mỹ và kỷ lục “doanh thu hàng năm lớn nhất của bất cứ trò chơi nào trong lịch sử”.

Cơ chế hoạt động của các giao dịch này là người dùng bỏ tiền ra mua V-bucks (tiền tệ trong trò chơi Fornite) và sau đó đổi lấy phụ kiện. Chủ yếu người chơi mua V-bucks qua các phương thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng hoặc ghi nợ và các thẻ quà tặng. Giả sử bạn chơi trên PS4. Để mua V-bucks, bạn có thể mua thẻ quà tặng PlayStation Network tại cửa hàng tiện lợi và đổi chúng tại cửa hàng trực tuyến, nạp tiền vào tài khoản PS của mình. Sau đó, bạn có thể sử dụng tiền để mua V-bucks qua cổng thanh toán trực tuyến của Fornite.

Có thể thấy rằng đây là một cách để tích hợp tiền điện tử vào quy trình mua này. Ví dụ, bạn có thể mua các thẻ quà tặng giảm giá bằng BTC trên Paxful, sau đó quy đổi những thẻ này trên cửa hàng PS. Các nền tảng trò chơi khác như Xbox và Steam cũng có cơ chế hoạt động tương tự.

Mặc dù chỉ là phương án thay thế trong quy trình thanh toán, sự tích hợp này cũng đã mang lại nhiều lợi ích về mức giá và loại bỏ nhu cầu liên kết thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với tài khoản trò chơi của bạn. Tuy vậy, có vẫn hơn không.

Tiếp tục tích hợp tiền điện tử và chuỗi khối vào các trò chơi điện tử

Trong ví dụ nêu trên, việc thêm tiền điện tử vào trong quy trình giao dịch vi mô là phương án tích hợp rõ ràng nhất. Tuy nhiên trong tương lai, có thể sẽ có những giải pháp cải tiến và thực tế hơn để tích hợp hai yếu tố này.

Ví dụ, bằng cách tự tạo đồng tiền điện tử của riêng mình, những nhà phát triển trò chơi có thể hoạt động độc lập và không còn phải phụ thuộc vào các cơ chế thanh toán bên ngoài. Giả sử có một trò chơi trực tuyến nhập vai gồm nhiều người (MMORPG) có tên là Paxfulfilled và có đơn vị tiền tệ riêng trong trò chơi là Paxcoins – một loại tiền điện tử trò chơi. Người chơi có thể quy đổi tiền điện tử hiện tại của họ thành Paxcoins thông qua cổng thanh toán riêng, sau đó sử dụng chúng để mua vật phẩm và dụng cụ trong trò chơi. Đối với nhà phát triển, việc sở hữu loại tiền tệ riêng cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn và tránh mất thời gian vào việc định giá đồng tiền của mình theo từng khu vực. Đối với người chơi, họ được sử dụng hệ thống thanh toán hợp lý hơn, với mức giá tùy theo giá trị của các đồng Paxcoin. Tóm lại, việc sử dụng Paxcoin là rẻ và tiết kiệm hơn.

Ngoài ra với nền tảng là công nghệ chuỗi khối tiên tiến, người dùng không còn phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật, sự cố xóa nhầm phụ kiện, lỗi máy chủ… bởi tất cả vật phẩm của họ đều đã được ghi trong một sổ cái an toàn. Giả sử những nhà phát triển của Paxfulfilled muốn tạo ra thêm các trò chơi. Trong trường hợp đó, họ cũng có thể sử dụng chuỗi khối để chia sẻ các vật phẩm và tiền tệ giữa những trò chơi hoàn toàn tách biệt, góp phần hình thành nên một hệ sinh thái các trò chơi mới. Điều này có nghĩa là các vật phẩm trong trò chơi đều có thể sở hữu giá trị và hình thái nếu tách biệt khỏi trò chơi, giống như một loại hàng hóa vật chất.

Ngoài việc chuyển đổi hoàn toàn phương thức mua bán trong trò chơi, tiền điện tử cũng vô cùng an toàn và riêng tư. Trong ngành trò chơi, đã có rất nhiều trường hợp các mạng lưới lớn bị đột nhập và để rò rỉ thông tin thẻ tín dụng của người dùng trên mạng trực tuyến, sau đó những thông tin này được rao bán trên thị trường ngầm. Tiền điện tử mang lại một phương thức thanh toán an toàn, riêng tư và minh bạch chưa từng có.

Chưa đạt đến sự hoàn hảo

Mối liên hệ giữa tiền điện tử và trò chơi điện tử rõ ràng là rất hứa hẹn. Tuy nhiên, đó là tất cả những gì chúng ta có thể khẳng định ở thời điểm hiện tại. Công nghệ này vẫn còn nhiều nhược điểm bởi tuổi đời còn khá thấp và vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Ví dụ, độ trễ giữa các lệnh thực hiện và đăng ký giao dịch trong trò chơi vẫn vào khoảng mười phút, đó là khoảng thời gian quá dài để chờ đợi. Người chơi đã quen với việc mua vật phẩm, đồ dùng và các bản mở rộng chỉ trong một vài giây dù có phải trả thêm phí. Thật không may rằng khoảng thời gian trễ này không phải do chủ đích khi thiết kế công nghệ tiền điện tử, có nghĩa là nhược điểm này sẽ còn tồn tại trong thời gian dài.

Tương lai tươi sáng phía trước

Có thể dễ dàng nhận thấy tiềm năng của tiền điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực trò chơi. Công nghệ này có thể chuyển đổi hoàn toàn ngành công nghiệp nếu các công ty trò chơi nổi tiếng ứng dụng chúng.

Ở thời điểm hiện tại, công nghệ này đang được thử nghiệm và tình hình đã vô cùng khả quan. Trong tương lai, không có gì bất ngờ nếu ngày càng có nhiều nhà phát triển trong ngành trò chơi khai phá phương án sử dụng tiền điện tử. Ngoài ra, cũng không có gì ngạc nhiên khi nhiều dịch vụ phát trực tuyến lớn nhất đã sử dụng công nghệ này, ví dụ như người dùng có thể sử dụng Bitcoin để quyên góp hoặc boa tiền trên Streamlabs, Twitch bits và nhiều nền tảng khác.

Tuy nhiên, viễn cảnh công nghệ này được sử dụng rộng rãi hơn vẫn còn khá xa vời và chắc chắn chúng ta sẽ phải đợi cho tới khi những thay đổi quan trọng được thực hiện. Tuy nhiên có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: tương lai của công nghệ tiền điện tử là vô cùng sáng sủa.