Nếu phải lựa chọn giữa Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH), quyết định của bạn sẽ là gì? Có thể ví hai đồng tiền này như Andriod và Apple trong giới tiền điện tử vậy. Dù hiện nay có tới 9.000 đồng tiền điện tử khác nhau, BTC và ETH vẫn là hai ngôi sao sáng nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh tính năng thanh toán và ứng dụng thực tế, đâu mới là lựa chọn tốt hơn? Bạn nên mua Ethereum hay Bitcoin?

Hãy tìm hiểu từ những thông tin căn bản của Bitcoin và Ethereum

Hãy tìm hiểu từ những thông tin căn bản của Bitcoin và Ethereum

Việc lựa chọn giữa hai đồng tiền điện tử lớn nhất có thể rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn không thật sự hiểu rõ về cơ chế hoạt động và ứng dụng của chúng. Để giúp bạn đưa ra quyết định thật sự vừa ý, chúng tôi đã liệt kê ra một số thông tin căn bản cần biết về Bitcoin và Ethereum.

🥇 Bitcoin (BTC)

Hãy bắt đầu với Bitcoin, đồng tiền “vua” của thị trường crypto. Đây là đồng tiền điện tử được một nhân vật bí ẩn là Satoshi Nakamoto phát triển và giới thiệu ra công chúng vào tháng Một, 2009. Bitcoin được tạo ra để giải quyết vấn đề chi tiêu kép khi sử dụng tiền điện tử qua mạng lưới ngang hàng (P2P). Hệ thống thanh toán cải tiến này không cần tới sự tham gia của ngân hàng hay các bên thứ ba nào, từ đó giúp người dùng giao dịch rẻ, nhanh và tiện dụng hơn.

Tại thời điểm viết bài, những thông tin căn bản về BTC như sau:

  • Thứ hạng: thứ nhất
  • Mức giá: 52,000+ USD
  • Vốn hóa thị trường: 0,98 ngàn tỷ USD
  • Giới hạn cung tối đa: 21 triệu BTC
  • Lượng cung lưu hành: 18,6 triệu BTC

Thú vị thay, Satoshi Nakamoto đã thiết kế để Bitcoin có nguồn cung hữu hạn ở 21 triệu BTC. Giới hạn tối đa này là lý do chính khiến mức giá của Bitcoin thường có những diến biến giá không thể đoán trước được. Với tính biến động giá trị cao. Bitcoin thường được so sánh với vàng. Ngoài điểm tương đồng về giá trị, Bitcoin cũng khá giống với vàng về cách sản xuất.

Giống như vàng, Bitcoin cũng được đào. Nhưng thay vì sử dụng các công cụ đào vàng công suất cao để đào xuống lòng đất, hoạt động đào BTC cần tới những máy tính hiệu suất cao và phần mềm đào chuyên dụng. Thông thường một giao dịch BTC cần 10 phút để hoàn tất, tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng thời gian này có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào số lượng lượt xác nhận cần thiết.

🥈 Ethereum (ETH)

Giờ hãy tìm hiểu về đồng tiền có vị thế thứ hai trên thị trường—Ethereum, hay còn được gọi là Ether. Đồng token đầy quyền lực này được giới thiệu vào tháng Bảy, 2015 bởi một chuyên viên máy tính người Nga-Canada tên là Vitalik Buterin. Ethereum là công nghệ giúp bạn thanh toán tiền điện tử, thực hiện hợp đồng thông minh và tạo ra các ứng dụng phi tập trung trên chuỗi khối cho phép lập trình mở của họ—đây là lý do tại sao Ethereum nổi tiếng vì họ sở hữu đội ngũ đông đảo các nhà lập trình và phát triển.

Nhưng tại sao nhiều người cũng chọn mua Ethereum? Hãy cùng xem thông số thị trường hiện tại của ETH:

  • Thứ hạng: thứ hai
  • Mức giá: 2,400+ USD
  • Vốn hóa thị trường: 283,73 tỷ USD
  • Giới hạn cung tối đa: Không giới hạn
  • Lượng cung lưu hành: 115 triệu ETH

Khác với Bitcoin ở điểm cần những thiết bị chuyên dụng để đào, hoạt động đào Ethereum cần một hệ thống khác với các bộ xử lý đồ họa (GPU). Điều này giúp nhiều thợ đào tự thiết lập hoạt động đào của riêng họ, từ đó xây dựng nên một mạng lưới Ethereum vững mạnh hơn. Một điều thú vị là thời gian tạo ra một khối Ethereum chỉ là 12 giây—nhanh hơn gần 50 lần so với BTC! 

Tìm hiểu sâu hơn về phương diện kỹ thuật

Tìm hiểu sâu hơn về phương diện kỹ thuật

Trước khi quyết định nên mua Ethereum hay Bitcoin, bạn phải hiểu cơ chế hoạt động của chúng. Mặc dù cả hai đồng tiền điện tử này có những khác biệt đáng kể, chúng có một số tính năng nổi bật chung. 

🔐 Tính phi tập trung

Hầu hết các đồng tiền điện tử vận hành trong một hệ thống phi tập trung. Điều này có nghĩa là chúng có thể hoạt động mà không cần bất cứ thực thể trung ương hoặc tổ chức nào quản lý. Bởi Bitcoin và Ethereum có tính phi tập trung, việc xâm nhập hoặc làm tổn hại tới hệ thống của họ là rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Hãy thử lấy ví dụ về các mạng lưới mạng xã hội. Nếu một hacker hoặc kẻ cắp thông tin mạng xâm nhập thành công vào công ty chịu trách nhiệm vận hành và duy trì hoạt động của toàn bộ nền tảng, tất cả dữ liệu trên mạng xã hội đó có thể bị lấy cắp bất hợp pháp. Thật vậy! 

Với tính phi tập trung của BTC và Ethereum, các giao dịch tài chính không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể hoàn toàn an tâm làm những việc mình yêu thích như chơi game, xem chương trình tivi mà không cần lo lắng về sự an toàn của những đồng tiền điện tử bạn sở hữu.

🌐 Công nghệ chuỗi khối

Chắc rằng bạn đã nghe về chuỗi khối trước đây, tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu nhanh về định nghĩa và cơ chế hoạt động nếu chưa thực sự hiểu rõ về công nghệ này. Công nghệ chuỗi khối là bộ não thông minh của tiền điện tử. Đó là một sổ cái công khai và phân tán, nơi tất cả giao dịch được bảo lưu và thống kê lại.

Để so sánh tốt hơn, bạn có thể ví công nghệ này giống như một sổ tiết kiệm được ngân hàng cung cấp, nơi thống kê và kiểm soát tất cả giao dịch trên tài khoản của bạn. Điểm khác biệt chính là chỉ chủ sở hữu sổ tiết kiệm ngân hàng mới có thể xem chúng. Cuốn sổ này được xem là một tài liệu mật vì ghi lại tất cả các giao dịch mà chủ sở hữu thực hiện. 

Với công nghệ chuỗi khối, tất cả giao dịch đều hiển thị công khai cho mọi người dùng trên mạng lưới. Có nghĩa là tất cả mọi người đều biết khi ai đó thực hiện một giao dịch. Điểm tích cực là không ai biết về danh tính của hai bên mua và bán trong giao dịch. Ngoài ra, chuỗi khối còn sử dụng các kỹ thuật mật mã để đảm bảo rằng mọi giao dịch đều không thể bị đảo ngược sau khi đã xác nhận

Sổ cái phân tán trên chuỗi khối có nghĩa là nhiều nút, hoặc các hệ thống máy tính cùng làm việc với nhau để xác nhận và xử lý thông tin. Số lượng máy tính hoặc nốt càng lớn thì chuỗi khối càng an toàn và bảo mật hơn. Điều này đồng nghĩa với việc để một kẻ xâm nhập và tấn công mạng lưới chuỗi khối thành công, họ phải tiến hành đảo ngược từng giao dịch đã được xác nhận trên chuỗi khối. 

Nhiều chuyên gia tiền điện tử cho rằng với các tính năng bảo mật tốt của chuỗi khối, việc cố gắng đảo ngược tất cả các giao dịch đã được xác minh không chỉ mệt mỏi và tốn thời gian mà còn gần như là bất khả thi.

📂 Hợp đồng thông minh

Giữa hai đồng tiền thống trị này thì Ethereum là đồng ứng dụng hợp đồng thông minh trước. Công cụ phi tập trung này cho phép bạn tự động hóa giao dịch và không cần tới sự tham gia của các bên trung gian. Thú vị thay, mạng lưới Ethereum cho phép bạn xây dựng các ứng dụng hoạt động 24/7 với những tính năng không ai có thể can thiệp vào.

Giả sử bạn muốn mua một căn nhà hay một tài sản. Với hợp đồng thông minh, bạn sẽ không cần phải liên tục phối hợp với người môi giới hay luật sư để xác minh khoản thanh toán và các tài liệu của mình trước khi được nhận quyền sử dụng tài sản. Bạn có thể thiết lập các điều khoản để một hành động nào đó được thực hiện khi giao dịch hoàn tất. Giả sử các thủ tục pháp chế được thi hành thật nhanh và bạn có thể tự động nhận các tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản ngay sau khi hoàn tất thanh toán, như vậy thì giao dịch rất hiệu quả phải không? 

Ngoài các giao dịch bất động sản, hợp đồng thông minh còn có thể được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh khác như đại lý xe hơi, trang web thương mại điện tử, vân vân… đặc biệt là những hợp đồng không có nhiều quy định của nhà nước.

Ethereum và Bitcoin: Điểm khác biệt.

Sau khi tìm hiểu về phương điện công nghệ, các chỉ số thị trường và những thông tin quan trọng về cả hai đồng tiền; chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết Bitcoin hay Ethereum phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh và giao dịch của mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay về những khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin.

💡Khái niệm 

Bitcoin được tạo ra để trở thành một hệ thống thanh toán cải tiến. Nói một cách đơn giản, bạn có thể ví chúng như tiền tệ nhưng hoàn toàn dưới dạng kỹ thuật số. Mặt khác, Ethereum có vai trò giống như xăng, là nhiên liệu để các ứng dụng thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Mặc dù ETH có thể phục vụ cho hoạt động thanh toán, mạng lưới mở có thể được lập trình này còn cho phép bạn làm nhiều hơn nữa.

☑️ Các ứng dụng

Như đã đề cập bên trên, hệ thống lập trình mở của Ethereum cho phép bạn xây dựng các ứng dụng phi tập trung và sử dụng hợp đồng thông minh. Tiền điện tử cũng có thể được sử dụng cho thanh toán và những giao dịch tiền tệ khác. Ngoài những ứng dụng trên, tài sản này còn có giá trị và được sử dụng để giao dịch. 

Mặt khác, Bitcoin lại được thiết kế chỉ để phục vụ cho hoạt động thanh toán. Bạn có thể sử dụng BTC để bảo vệ giá trị tiền tệ khỏi tác động từ sự chuyển dịch kinh tế không thể đoán trước, chuyển tiền trong và ngoài nước, gửi quà cho bạn bè và người thân, mua sắm thường nhật, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ các dự án từ thiện và nhân đức và kiếm tiền qua giao dịch tiền điện tử.

Lời kết

Bitcoin vẫn duy trì vị thế dẫn đầu hàng ngàn đồng tiền điện tử khác về vốn hóa và tỷ giá thị trường. Với các tính năng thanh toán nổi bật, không thể phủ nhận rằng các ứng dụng BTC đang tăng mạnh tại nhiều quốc gia. BTC có biến động giá cao hơn ETH và là lựa chọn lý tưởng của nhà đầu tư hay các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thị trường tiền điện tử.

Trái lại, Ethereum mang tới vô vàn cơ hội với hệ thống có thể lập trình mở. Giống như BTC, Ethereum rất phổ biến trong các thị trường crypto bởi tính thanh khoản cao, tức là bạn có thể dễ dàng quy đổi ETH qua đồng tiền tệ mong muốn. 

Dù cả hai đồng tiền này đều là những tài sản điện tử có giá trị cao, chúng lại có những ưu điểm hoàn toàn khác biệt. Chúng tôi mong rằng hướng dẫn này giúp bạn quyết định đồng tiền điện tử nào phù hợp hơn cho mình! Bạn vẫn chưa thể đưa ra quyết định? Hãy vào tài khoản Paxful của mình, mua Bitcoin hoặc Ethereum từ các nhà cung cấp uy tín, sau đó tự trải nghiệm những lợi ích chúng mang lại. 

* Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin. Các ý kiến đưa ra trong đây không phải lời khuyên tài chính, đầu tư hay bất cứ lời khuyên nào khác cũng như không đại diện cho ý kiến của Paxful.