Thành thật mà nói, quản lý tiền bạc không phải là việc dễ dàng, nhất là khi bạn cần phải chi tiêu cho rất nhiều thứ. Tuy nhiên sự thật là: bạn không cần phải căng thẳng khi lập ngân sách để quản lý thu nhập của mình. Kỹ năng quản lý tiền bạc và một kế hoạch tài chính khả thi là tất cả những gì bạn cần để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.

Nếu bạn đang tìm cách đạt được mục tiêu đó, có lẽ bạn sẽ muốn dành thời gian để xem ba mẹo thiết lập ngân sách hữu ích sau đây.

1. Lập ngân sách của bạn theo quy tắc 50-30-20

Phương pháp 50-30-20 được Elizabeth Warren – một cựu giáo sư luật về lĩnh vực phá sản tại đại học Harvard và là chính trị giá tại Mỹ – giới thiệu. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để thiết lập ngân sách đối với những người đang mong muốn tìm hiểu về cách quản lý tiền bạc.

Như bạn có thể thấy, phương pháp này chia tổng thu nhập của bạn thành ba phần: 50%, 30% và 20%. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy tắc này, hãy xem những con số này có ý nghĩa gì và các loại chi phí nào sẽ được phân bổ vào mỗi danh mục trên.

    • 50% – Danh mục này dành cho những nhu cầu của bạn hoặc các chi phí cố định và không thể thương lượng. Những khoản phí này bao gồm hóa đơn tiền điện, tiền nhà hoặc tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm, thế chấp, di chuyển, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và những hóa đơn thiết yếu khác cần thiết để phục vụ cuộc sống. 
    • 30% – Khoản tiền này sẽ bao gồm tất cả mong muốn của bạn — bao gồm vé xem phim hoặc hòa nhạc, thẻ tập gym, mua sắm, di lịch và nghỉ ngơi, ăn tối, các tiện ích mới hoặc các sở thích khác giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
    • 20% – Danh mục cuối cùng này sẽ bao gồm các khoản tiết kiệm hoặc các mục tiêu tài chính của bạn. Danh mục này bao gồm các khoản thanh toán nợ, đầu tư, vay, tiết kiệm, quỹ hưu trí và quỹ khẩn cấp, vân vân. Về căn bản là những khoản tiền quan trọng giúp bạn đạt được tự do tài chính trong những năm tới.

Giờ đây, chúng ta đã tìm hiểu về ý nghĩa của mỗi danh mục, có lẽ bạn đã phần nào nắm bắt được cách phân bổ ngân sách. Tuy nhiên trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc triển khai kế hoạch này, sau đây là ba bước đơn giản giúp bạn bắt đầu và áp dụng phương pháp thiết lập ngân sách 50-30-20 thực sự hiệu quả.

  • Bước 1. Tính toán khoản thu nhập Net hàng tháng của bạn.

Tổng thu nhập hàng tháng của bạn (trừ đi tất cả các khoản thuế hoặc khấu trừ bắt buộc khác) sẽ là 100%, sau đó được chia thành ba phần như đã đề cập trước đó. Bạn không cần phải có số tiền lương lớn để bắt đầu áp dụng phương pháp này, quan trọng là bạn biết chính xác thu nhập hàng tháng của mình sau khi trừ các khoản phí cần thiết là bao nhiêu và bắt đầu từ đó.

  • Bước 2. Xác định chi phí nào thuộc danh mục nào.

Có nghĩa là xác định được loại chi phí nào sẽ đưa vào danh mục 50% nhu cầu, 30% mong muốn hay 20% tiết kiệm. Bây giờ là phần khó xác định hơn một chút: đâu là thứ bạn muốn và thứ bạn cần. Đừng nhầm lẫn! Hãy nhớ rằng các khoản chi phí thuộc danh mục 50% phải là những thứ bạn cần để tồn tại. Nếu không, các khoản phí đó sẽ thuộc danh mục mong muốn hoặc những chi phí phục vụ giải trí và vui chơi

  • Bước 3. Tính toán và phân bổ ngân sách của bạn. 

Sau khi liệt kê cẩn thận các khoản chi tiêu ra, hãy tính toán lượng tiền bạn sẽ dành cho mỗi danh mục. Bước này sẽ giúp bạn không chi tiêu quá ngân sách và biết khi nào cần điều chỉnh chi phí, nhất là trong những khoảng thời gian khó khăn như hiện tại.

Phương pháp này có thể thoạt nghe thì phức tạp bởi bạn sẽ cần lập danh sách, xác định những gì cần được ưu tiên và thực hiện tính toán. Mặt khác, khi được áp dụng thành công, những mẹo thiết lập ngân sách có thể giúp bạn tiết kiệm không chỉ trong khoảng thời gian khó khăn mà còn góp phần tạo ra một tương lai tươi sáng hơn. 

2. Sử dụng các tài nguyên hiện có

Một mẹo lập ngân sách cá nhân khác là cố gắng sử dụng những nguồn lực sẵn có. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải hy sinh những thứ mình thích mà thực ra là ưu tiên cho những nhu cầu của mình trước. 

Giả sử bạn đang nghĩ tới việc mua mẫu điện thoại mới nhất để thay thế chiếc điện thoại thông minh đã sử dụng hai năm của mình. Nếu điện thoại của bạn vẫn đang thực hiện đầy đủ những chức năng cần thiết và lý do bạn muốn thay thế chúng là bởi điện thoại mới có nhiều camera hơn, màn hình lớn hơn, âm thanh sống động hoặc bạn có thói quen đổi điện thoại sau một hai năm… thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại và cân nhắc dành tiền cho những việc quan trọng hơn.

Tương tự đối với giày dép, quần áo và các khoản tiêu dùng khác. Thay vì mua mới và thay thế, tại sao bạn không thử sửa chữa trước xem liệu cách này có tiết kiệm cho bạn vài trăm nghìn để dành chi trả cho những khoản chi phí cố định được không? Một thói quen tốt nữa là hãy sử dụng đồ đạc của bạn thật giữ gìn để tuổi đời của chúng kéo dài hơn. Hãy thử hình dung bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu không mua một cặp bông tai hay quần jeans mới mỗi quý. Một số tiền khá lớn, phải không?

Bạn cũng có thể quên đi việc gọi đồ ăn về nhà, thay vào đó hãy thử vào bếp. Bạn đang thèm pizza ư? Hãy lên mạng tìm công thức và sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp của mình. Được vậy, bạn sẽ thỏa sức sáng tạo khi nấu ăn, lập kế hoạch ăn uống và sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn. 

Ngoài ra: Tự nấu ăn tại gia có nghĩa là bạn tiết kiệm được khoản phí giao hàng! Đó là một trong những việc nhỏ nhưng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền trong thời kỳ khó khăn.

3. Tìm kiếm những nguồn thu nhập khác

Việc nắm bắt được những cách kiếm thêm thu nhập của bạn cũng quan trọng như việc theo dõi chúng trong thời kỳ hỗn loạn này. Đó là lý do tại sao việc có một công việc làm thêm hoặc nhiều nguồn thu nhập khác nhau là rất quan trọng. Điều này nghe có vẻ khó khăn nếu bạn không hiểu điểm mạnh của mình là gì.

Bạn không cần phải là một chuyên gia để bắt đầu tìm kiếm công việc tay trái. Bạn chỉ cần hiểu bộ kỹ năng của mình là gì là được! Nếu bếp núc là sở thích của bạn, bạn có thể thử nướng bánh hoặc làm bánh ngọt, hay nấu những bữa ăn ngon lành. Nếu là học sinh và đang tìm kiếm cách kiếm tiền trực tuyến, bạn có thể thử lên trang web và tìm kiếm những công việc viết lách, các dự án chỉnh sửa và thiết kế, vân vân. 

Với những người đã lành nghề và muốn khám phá thêm những nguồn thu nhập khác, hãy thử tham gia thị trường đầu tư hoặc mua USDT trên Paxful. Chúng tôi có rất nhiều đề nghị giao dịch hấp dẫn mà chắc chắn bạn không muốn bỏ lỡ! Tuy nhiên nếu không quan tâm nhiều tới thế giới tài chính, bạn có thể thử lên các trang web khác nhau để tìm một công việc trực tuyến phù hợp với kỹ năng, sở thích và nhu cầu của mình.

Hành động ngay lập tức

Khoảng thời gian khó khăn này cũng đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định cứng rắn hơn, vấn đề tài chính không phải là ngoại lệ. Bạn sẽ không thể quản lý tài chính hiệu quả hơn nếu không thêm những mẹo thiết lập ngân sách tốt nhất này vào danh sách “Việc cần làm ngay”. Tất cả những gì bạn cần làm là thực sự cam kết để đạt được độc lập tài chính.

Khám phá những phương thức giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả và học hỏi các thực tiễn quản lý tiền bạc, sau đó thử và thử cho tới khi bạn thấy thoải mái với những thói quen lành mạnh này. 

Hãy nhớ rằng, kiên trì là yếu tố quyết định. Tạo các thói quen tài chính lành mạnh trong thời kỳ hỗn loạn này không đơn giản, tuy nhiên việc thực hành sẽ giúp bạn ngày một tiến bộ hơn cho tới khi mọi thứ hoàn hảo. 

* Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin. Bạn không nên coi bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào như lời khuyên về mặt pháp lý, thuế, đầu tư, tài chính hoặc bất cứ tư vấn nào khác.