Nếu phải dùng một từ để nói về 2020 thì chắc chắn đó sẽ là căng thẳng. Suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến những gánh nặng tài chính đè nặng trên vai nhiều người. Đây là lý do tại sao chúng ta lại cần chăm sóc không chỉ sức khỏe thể chất mà còn cần lưu tâm tới sức khỏe tinh thần. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo một số phương pháp khả thi mà chúng tôi đã liệt kê dưới đây để giải tỏa áp lực tài chính trong đại dịch. Trước khi đi sâu vào các giải pháp, trước tiên hãy định nghĩa áp lực tài chính là gì.

Áp lực tài chính là gì?

Áp lực tài chínhnỗi sợ hãi, căng thẳng và lo âu khi một người gặp các vấn đề tài chính hoặc tiền bạc. Áp lực này thường xảy ra trong những tình huống như không thể trả nợ hoặc hóa đơn y tế quá cao, không tiết kiệm được nhiều như mong muốn, phải đối mặt với những sự kiện bất ngờ như mất việc hoặc tác động của đại dịch COVID-19, vân vân.

Dấu hiệu áp lực tài chính phổ biến

Làm thế nào để bạn biết rằng mình đang chịu áp lực tài chính? Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần để ý.

  • Vấn đề trong mối quan hệ – Bạn có thể đang tranh cãi với gia đình hoặc người yêu vì những vấn đề vụ vặt, bao gồm những thứ không liên quan tới tiền bạc.
  • Những hóa đơn quá hạn – Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên về việc bạn đang gặp phải vấn đề với tiền bạc. Có lẽ bạn đang phải vật lộn với công việc để kiếm đủ tiền trả các hóa đơn và đôi khi là không trả nổi chúng.
  • Căng thẳng ăn uống – Bạn có xu hướng ăn quá nhiều hoặc quá ít để giải tỏa căng thẳng,
  • Tiêu tiền quá nhiều – Nếu một số người ăn để cảm thấy khá hơn, số khác lại mua sắm hoặc nói cách khác là liệu pháp giải tỏa căng thẳng bằng shopping để giải tỏa áp lực tài chính. Thật là mỉa mai, phải không?
  • Khó ngủ – Bạn cảm thấy khó ngủ, không ngủ sâu hoặc khi bất chợt tỉnh dậy giữa đêm thì khó ngủ tiếp được.. tới mức bạn thấy cả việc đếm cừu cũng không có tác dụng gì nữa (đây là trong trường hợp bạn thấy cách này hiệu quả).
  •  Những biểu hiện khác về mặt thể chất – Một số biểu hiện phổ biến bao gồm kiệt sức hoặc mệt mỏi, nhịp tim tăng, cảm giác bồn chồn lo lắng.

Một dấu hiệu phổ biến khác khi bị áp lực tài chính là lo âu và trầm cảm. Và điều này có thể dẫn tới suy nghĩ quá nhiều và thậm chí là cô lập với thế giới… những vấn đề chúng ta cần phải thực sự chú ý tới, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch đang xảy ra.

Những cách để giải tỏa áp lực tài chính

Nếu bạn nhận thấy mình đang trải qua bất cứ dấu hiệu nào như trên, hãy tham khảo một số phương pháp thực tế và khả thi sau đây để loại bỏ gánh nặng tài chính giữa đại dịch. 

1. Chuyển trọng tâm chú ý của bạn

Sau khi nhận ra mình đang chịu áp lực, có thể bạn sẽ không thể nghĩ tới những điều tích cực và lạc quan hơn, đặc biệt là khi những vấn đề đang gặp phải này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là: bạn có thể kiểm soát suy nghĩ của mình. Trên thực tế, bạn vô cùng thành thạo việc này! Điều này có nghĩa là bạn có thể kiểm soát mạch suy nghĩ và suy nghĩ theo hướng mình mong muốn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy mình đang có những suy nghĩ tiêu cực, hãy chuyển dịch sự chú ý của bạn sang những thứ thực sự quan trọng, ví dụ như sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Tại sao lại không thử ăn những bữa ăn lành mạnh, bắt đầu tập thể dục, đọc sách, xem các chương trình truyền hình và phim truyện trên Netflix, hoặc thử những hoạt động hấp dẫn mang lại cho bạn những trải nghiệm mới lạ? Xin đừng hiểu lầm, chúng tôi không yêu cầu bạn chạy trốn khỏi những rắc rối hiện tại, tuy nhiên hãy nhớ rằng vẫn còn rất nhiều niềm vui khác trong cuộc sống và vấn đề tiền bạc không phải là tất cả.

Đôi khi, cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề là không suy nghĩ về nó nữa. Hãy nghỉ ngơi và biết điểm dừng trước khi bạn tới giới hạn của mình!

2. Chăm sóc cảm xúc của bạn

Đúng là không phải lúc nào cũng dễ dàng nói về các khó khăn về mặt tài chính. Một số người cảm thấy khó xử, xấu hổ hoặc không thoải mái. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu hiểu rõ cảm xúc của mình trước khi đề cập tới vấn đề về tài chính đang gặp phải. Để luôn nhớ về điều này, bạn có thể nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc người yêu về những khó khăn tài chính của bạn.

Bạn không nhất thiết phải là trò chuyện trực tiếp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành. Trong giai đoạn cách ly xã hội này, bạn có thể nói chuyện cùng mọi người thông qua các nền tảng truyền thông xã hội và những hình thức giao tiếp ảo khác. Mở lòng và chia sẻ với ai đó bạn tin tưởng là một trong những cách hữu hiệu nhất để trút bỏ gánh nặng và giảm bớt căng thẳng. 

Hãy nghĩ như thế này, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại, rất có thể người bạn trải lòng cùng cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Khi trò chuyện với họ, bạn sẽ cảm thấy mình không phải là người duy nhất phải đau đầu về tiền bạc trong khoảng thời gian này.

Bạn cũng có thể viết ra suy nghĩ và cảm xúc của mình vào một cuốn nhật ký, hoặc trên laptop hoặc điện thoại. Làm như vậy có thể giúp bạn thấu hiểu suy nghĩ của bản thân, bớt trăn trở và chuyển sự tập trung của bạn tới những điều quan trọng hơn.

3. Giải quyết vấn đề tiền bạc của bạn

Sau khi giải tỏa bớt căng thẳng, bạn phải thực sự nhìn nhận và trả lời câu hỏi: điều gì đang tạo nên gánh nặng tài chính này. Có thể đó là một trong những điều chúng tôi đã kể trên. Sau khi xác định được vấn đề thực sự là gì, bước quan trọng tiếp theo là nghĩ lại về lý do tại sao bạn lại đang rơi vào tình cảnh hiện tại.

Bạn đã đưa ra quyết định nào khiến bạn lâm vào tình cảnh hiện tại? Có thể việc suy ngẫm lại quá khứ sẽ khó khăn, tuy nhiên cách này sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực tài chính trong tương lai. Hãy nhìn nhận trung thực về thói quen chi tiêu của bạn và thử cố gắng theo dõi xem bạn đã tiêu tiền vào đâu.

Một lời khuyên nhỏ: Bạn có thể liệt kê những khoản chi tiêu lớn đầu tiên. Được vậy, bạn sẽ có một bức tranh toàn cảnh về dòng tiền chi tiêu của mình. Giả sử bạn đã mua một máy PC chơi game. Bạn đã bỏ ra những chi phí nào để mua bộ máy này?

4. Lập một kế hoạch tài chính thiết thực

Thay vì ám ảnh và luôn trăn trở về khủng hoảnh tài chính của bạn, hãy cố gắng nhìn nhận tình cảnh hiện tại của bạn là một cơ hội để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể học hỏi được gì từ tình huống này, bạn có thể thực hiện điều gì để không lâm vào tình cảnh này một lần nữa? 

Bạn có thể thử tạo những mục tiêu rõ ràng và thực tế. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lập một danh sách những ưu tiên của mình và nghĩ về cách làm thế nào để thay đổi thói quen chi tiêu của mình. Những câu hỏi này sẽ sớm giải tỏa căng thẳng tài chính và giúp bạn tránh xa khỏi những vấn đề tương tự. Nếu bạn đang không biết thiết lập mục tiêu như thế nào, xin đừng lo lắng bởi luôn có người sẵn sàng giúp bạn!

Bạn luôn có thể tìm một cố vấn tài chính hoặc chuyên gia đầu tư, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn đưa ra các quyết định tài chính lớn. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bạn luôn suy nghĩ logic khi thực hiện bất cứ thay đổi nào, chứ không chỉ hành động dựa trên cảm xúc hoặc trong lúc bốc đồng. 

Nếu bạn lo lắng về sức khỏe tinh thần của mình, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tinh thần. Hãy nhớ rằng bạn không thể biết được tất cả mọi thứ, vì vậy đừng ngần ngại khi muốn gặp chuyên gia bởi họ có thể giúp bạn rất nhiều.

5. Hãy sẵn sàng thay đổi và tập trung vào mục tiêu

Việc chấp nhận thay đổi không phải là nhiệm vụ dễ dàng, lý do thường bởi bạn không biết chắc về những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Việc luôn nhắc nhở bản thân về lý do bạn phải thay đổi cách tiếp cận với các vấn đề tài chính có thể giúp bạn tập trung hơn vào mục tiêu trước mắt để vượt qua áp lực tài chính. 

Bạn cũng có thể nhờ một người bạn có trách nhiệm luôn nhắc nhở bạn. Hãy yêu cầu người bạn này thường xuyên kiểm về tiến độ quản lý tài chính của bạn. Người bạn này sẽ nhắc nhở bạn phải làm theo kế hoạch mỗi khi bạn đi chệch hướng và rằng phải quyết đạt được mục tiêu!

Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, sẽ có những ngày tồi tệ và bạn cảm thấy thật chán nản, tuy nhiên đừng để điều đó làm ảnh hưởng tới bạn mà hãy luôn cố gắng mỗi ngày. Hãy nhớ rằng việc căng thẳng về những thứ không thể kiểm soát (ví dụ như đại dịch này) sẽ chỉ khiến tâm trí của bạn nặng nề mà thôi.

Áp lực tiền bạc sẽ tiếp tục gây khó khăn cho tới khi bạn thay đổi. Hãy thực hiện một màn lột xác mạnh mẽ và nhắc nhở bản thân rằng gánh nặng đang đè nén bạn hiện giờ sẽ không kéo dài mãi mãi. Hãy chờ đợi một ngày không xa khi tài chính không còn là vấn đề làm bạn phiền não.

*Nội dung của bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, bạn chỉ nên coi bất cứ thông tin hoặc những tài liệu này như lời khuyên pháp lý, thuế quan, đầu tư, tài chính, y tế hoặc bất cứ lời khuyên nào khác.