Bitcoin (BTC) vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền điện tử số một kể từ khi ra mắt công chúng năm 2009. Qua hơn một thập kỷ Bitcoin tồn tại trong ngành tài chính, kỹ thuật và thị trường tiền điện tử, nhiều cá nhân và tổ chức đang dần khám phá ra những chức năng mang tính đổi mới và tài tình có thể được áp dụng trong cuộc sống thường nhật của đồng tiền này.

Loại tài sản số này thường được so sành với mặt hàng hóa có giá trị là vàng, bởi cả hai tài sản này đều có nhiều tính năng tương đồng. Ví dụ, cả hai đều có tính năng lưu giữ giá trị tiền tệ. Wall Street thậm chí còn coi vàng và bitcoin là “những khoản đầu tư thay thế.” Cả BTC và vàng đều có thể được xác nhận dễ dàng dù quy trình xác nhận của chúng khác nhau. khác nhau. Một trong những điểm tương đồng đáng lưu ý nhất là cả hai loại tài sản này đều có nguồn cung hữu hạn và được khai thác qua một quá trình đào.

Sơ lược về quá trình khai thác bitcoin

Trong khi vàng và các kim loại quý hiếm được khai thác qua nhiều quy trình đào đá, bitcoin được tạo ra qua quá trình đào coin kỹ thuật số. Quy trình này các cá nhân được gọi là thợ đào bitcoin đảm nhận, họ đảm bảo an toàn cho toàn bộ mạng lưới và xử lý giao dịch với những máy tính hiệu suất cao của họ và thông qua các phần mềm thiết kế chuyên dụng để vận hành quy trình đào.

Thợ đào vàng và các kim loại quý khác phá đá quartz để tìm ra những tài sản quý, thợ đào bitcoin giải những phương trình toán học phức tạp để nhận phần thưởng là bitcoin. Khác với vàng ẩn mình dưới những lớp địa tầng cứng và chắc chắn, bitcoin ẩn trong những khối dữ liệu. Các khối này được đào bằng một thuật toán đặc biệt mà Satoshi Nakamoto – bút danh của nhà sáng lập – đã phát triển.

Nguồn cung hữu hạn của Bitcoin

Ngoài những điểm tương đồng về quy trình đào, vàng và BTC cũng được xem là những tài sản có độ hiếm cao bởi chúng có nguồn cung hữu hạn. Vàng có giới hạn nguồn cung là số tấn, bitcoin lại chỉ có 21 triệu bitcoin có thể được đào và sử dụng. Có thể bạn đang băn khoăn rằng: “Tại sao lượng bitcoin được giới hạn ở mốc 21 triệu?” Một số bài viết cho rằng Nakamoto chủ ý làm vậy để mức giá của BTC “sau này sẽ đồng bộ với giá của các loại tiền tệ pháp định.” Việc đặt ra hạn mức cũng giúp bitcoin trở thành đồng tiền chống lạm phát.

Tại thời điểm viết bài này, giá bán của bitcoin đang ở mức trên 8.600 đô-la Mỹ và có vốn hóa trị trường là 158 tỉ đô-la Mỹ. Như đã đề cập trước đó, nguồn cung tối đa của của đồng tiền này là 21.000.000 BTC. Giới hạn nguồn cung này cũng là một lý do tạo ra sự biến động tỷ giá cao. Nguồn cung lưu thông hiện tại của bitcoin là 18.239.000 BTC, như vậy chỉ còn 2.700.000 BTC là Bitcoin đạt tới giới hạn. Bởi vậy, người ta đặt ra câu hỏi rằng không biết điều gì sẽ xảy ra khi bitcoin đạt số lượng 21 triệu?

Sau khi 21 triệu bitcoin được khai thác hết

Đây có thể là sự kiện khiến những tín đồ của tiền điện tử vô cùng hồi hộp. Sau khi 21 triệu bitcoin được khai thác hết, liệu chúng ta sẽ không thể đào thêm được BTC hay còn có cách nào khác?

Sau khi thợ đào tạo ra tất cả các đồng coin, sẽ không còn BTC nào để khai thác nữa. Để có thêm những đồng coin bổ sung, chúng ta buộc phải can thiệp vào giao thức của bitcoin và cho phép lượng cung lớn hơn. Bằng không, giới hạn cung tối đã sẽ chỉ dừng lại ở 21 triệu bitcoin.

Việc bitcoin đạt tới ngưỡng giới hạn cung sẽ tác động như thế nào lên người dùng và thị trường? Sau đây là một vài viễn cảnh và khả năng có thể xảy ra khi đạt tới ngưỡng cung cấp của bitcoin.

Tác động lên thợ đào

Quá trình đào bitcoin cho phép thợ đào nhận phần thưởng khi mỗi khối được xác nhận trên mạng lưới. Có hai lợi phần thưởng mà thợ đào có thể nhận, một là một lượng nhỏ BTC với mỗi khối được xác nhận và hai là phần thưởng từ phí giao dịch; những phần thưởng này là thù lao cho nỗ lực xử lý và xác nhận giao dịch của họ. Mức phí càng cao thì thợ đào càng nhận được nhiều phần thưởng hơn. Họ dựa vào cơ chế này để quyết định ưu tiên xử lý một giao dịch nào đó trong mạng lưới. Mức phí giao dịch bạn sẵn sàng trả càng cao, giao dịch sẽ càng nhanh chóng được đưa vào khối và hoàn thành.

Khi tất cả bitcoin được đào hết, thợ đào sẽ không còn nhận được phần thưởng khi xác nhận khối bởi không còn đồng bitcoin nào có thể được tạo ra nữa. Họ sẽ chỉ có thể kiếm tiền từ phí giao dịch với mỗi giao dịch được xác nhận. Thợ đào có thể tiếp tục củng cố mạng lưới và vẫn sẽ kiếm được kiền từ các khoản phí kể trên. Tuy nhiên, các khoản phí này chưa chắc đã đủ để họ trang trải cho những chi phí bỏ ra để mua công cụ đào.

Tác động tới hoạt động đào bitcoin và mạng lưới bitcoin

Giá bitcoin tăng đồng nghĩa với việc thợ đào có thể nhận được nhiều phí giao dịch hơn. Mặc dù đây là một tin tuyệt vời với thợ đào Bitcoin, tuy nhiên không ai chắc chắn được rằng liệu chi phí này có duy trì ở mức cao trong các năm tới hay không. Không ai có thể dự đoán trước được tương lai cũng như cách hoạt động của của công nghệ bitcoin trong tương lai.

Nếu quy trình đào tiếp tục phát triển và cải thiện để rẻ và đơn giản hơn thì hoạt động này cũng có thể trở thành một lĩnh vực kinh doanh. Mặt khác, đào bitcoin là một quy trình được nhiều khu vực tài phán cho là có hại cho môi trường bởi mức tiêu thị năng lượng lớn. Nếu hiệu suất sử dụng năng lượng để đào bitcoin cải thiện trong tương lai, thợ đào có thể cân nhắc tới việc tiếp tục đóng góp cho mạng lưới và thực hiện công việc này.

Tác động tới tỷ giá thị trường và đầu tư

Như đã đề cập trước đó, chỉ còn khoảng 2,7 triệu BTC chưa được đào. Khi tất cả những đồng coin này được khai thác hết, nguồn cung bitcoin cũng sẽ trở nên khan hiếm hơn và chắc chắn dẫn tới việc tăng giá.

Đối với nhà đầu tư, đây là một tin tuyệt vời bởi bitcoin là tài sản có tính biến động cao, với những đợt tăng và giảm giá cực mạnh. Đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để những nhà đầu tư bước vào thị trường.

Khi nào số lượng bitcoin đạt 21 triệu?

Việc dự đoán khi nào bitcoin đạt tới số lượng tối đa là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng nếu hiệu suất đào Bitcoin vẫn giữ nguyên ở mức như thời điểm khối đầu tiên được đào thì BTC cuối cùng sẽ được đào vào ngày 8, tháng 10 năm 2140. Số khác lại nhận định nếu bitcoin vẫn được sử dụng như một loại tiền tệ và đóng vai trò giống như tiền pháp định, khả năng cao là đồng tiền này sẽ có mức giá ổn định.

Là đồng tiền ảo phổ biến nhất và dẫn đầu trên thị trường, BTC sẽ được biết tới như đồng tiền vua không thể bị soán ngai vàng không chỉ ở khía cạnh vốn hóa thị trường và tỷ giá mà còn nhờ những đóng góp của đồng tiền này vào sự phát triển của hệ thống tài chính trên toàn thế giới.