Tại thời điểm này, bất cứ ai cũng biết rằng đại dịch corona đã gây ra nhiều vấn đề trong năm vừa qua, cả về kinh tế và chính trị. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phục hồi, một số quốc gia khác vẫn còn đau đầu vì những ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19. 

Ví dụ Colombia vẫn đang phải đối mặt với những tác động khủng khiếp của vi-rút corona. Quốc gia này đã chứng kiến các cuộc bạo động, biểu tình và cả nghèo đói. Trong tình cảnh này, một công dân có thể làm gì? Làm cách nào để họ có thể làm chủ tình hình khi dường như tất cả mọi thứ đều chống lại họ?

Lời giải cho họ có thể là tiền điện tử.

Tình trạng bất ổn

Hệ thống tài chính của bất cứ quốc gia nào đều thường được chi phối trực tiếp bởi chính phủ. Điều này có nghĩa là tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị có thể khiến niềm tin của người dân vào chính phủ đó suy giảm. Thiếu đi niềm tin vào chính phủ có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế, dẫn tới sự sụt giảm giá trị của tiền tệ nội địa. Đó là khi người ta bắt đầu tự hỏi: tiền của tôi có an toàn trong ngân hàng không?

Trái ngược với tiền pháp định, tiền điện tử lại vô cùng an toàn. Tính phi tập trung của tiền điện tử trao cho người dùng quyền tự trị và tự chủ tài chính. Với tiền điện tử, họ không còn phải chịu sự kiểm soát của các tổ chức tài chính hay chính phủ nữa, tính phi tập trung đặt mọi người ở địa vị ngang hàng nhau. 

Bảo vệ tài sản của bạn bằng tiền điện tử

Những đồng tiền điện tử như Bitcoin (BTC) là một ví dụ điển hình về một tài sản lưu giữ giá trị (hoặc nơi lưu giữ tiền tệ an toàn), khiến chúng trở thành một phương thức lưu giữ tiền an toàn. Trước khi tìm hiểu sâu hơn, hãy định nghĩa một tài sản lưu giữ giá trị là gì và cần có những đặc tính nào. 

Tài sản lưu giữ giá trị là gì?

Nói một cách đơn giản, tài sản lưu giữ giá trị là thứ gì đó bảo toàn giá trị trong thời gian dài. Tức là nếu bạn mua một tài sản với mục đích lưu giữ giá trị thì tài sản đó phải giữ được giá trị của nó theo thời gian. 

Tài sản lưu giữ giá trị tốt cần những đặc tính gì?

Một tài sản lưu giữ giá trị tốt phải bao hàm hai yếu tố: tính lâu bền và khan hiếm.

Giả sử bạn mua một trái táo bằng một đô-la. Khi mua, chắc chắn trái táo này có giá trị nội tại bởi ai cũng phải ăn đúng không nào? Tuy nhiên nếu cất quả táo này vào két an toàn trong một vài năm, liệu giá trị của quả táo có còn nguyên vẹn không? Có thể khẳng định chắc chắn rằng quả táo sẽ chẳng còn giá trị gì. 

Nhưng nếu chúng ta mua thứ gì lâu bền hơn như mì pasta khô thì sao? Liệu vật phẩm này có bảo toàn giá trị không? Có lẽ mì pasta sẽ không hao tổn bằng quả táo sau một vài năm, tuy nhiên câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra tiếp theo là: “mì pasta khô có khan hiếm không?” Vấn đề ở đây là mì pasta khô rất rẻ và luôn sẵn có. Khi càng nhiều mì pasta được sản xuất, giá trị của chúng càng giảm đi và không thể là nơi bảo lưu giá trị tốt. 

Một tài sản lưu giữ giá trị phải đáp ứng được cả hai yếu tố kể trên để có thể trường tồn theo thời gian. 

Tại sao BTC lại là một tài sản lưu giữ giá trị tốt

Giờ đây khi đã hiểu định nghĩa tài sản lưu giữ giá trị, chúng ta có thể thấy BTC hội đủ cả hai yếu tố lâu bền và khan hiếm: (1) không tồn tại ở dạng vật chất, tức là hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi sự hao mòn; và (2) đồng tiền này được thiết kế để có nguồn cung tối đa là 21 triệu nên rất khan hiếm. 

Ngoài ra, Bitcoin có một vài đặc điểm tiêu biểu khác phù hợp để làm tài sản lưu giữ giá trị:

Đầu tiên, tài sản này có thể được cất giữ. Nếu muốn lưu giữ một tài sản để bảo toàn giá trị, chắc chắn bạn sẽ muốn cất chúng. Với những tài sản truyền thống hơn như vàng, chắc chắn bạn sẽ cần một hầm hoặc két an toàn để lưu giữ. Với BTC, tất cả những gì bạn cần sẽ chỉ là một ví Bitcoin. 

Bạn không chỉ có thể lưu giữ BTC mà còn có thể mang theo mình. So sánh với hầm hay két an toàn để chứa vàng (chắc chắn là không thể mang theo người rồi phải không), bạn chỉ cần một chiếc điện thoại di động và một ứng dụng để lưu giữ BTC. Hãy nhớ rằng Bitcoin là đồng tiền số, và thậm chí kể cả khi bạn sở hữu tất cả BTC trên thế giới, số tiền này vẫn sẽ nằm gọn trong túi quần của bạn. 

Bitcoin cũng có thể được phân nhỏ. Bạn không thực sự cần mua cả một BTC bởi mỗi Bitcoin có thể được phân nhỏ ra thành 100 triệu đơn vị, được gọi là satoshis (0.00000001 BTC). Giờ hãy thử so sánh với trường hợp của vàng, bạn thực sự sẽ phải bó tay nếu muốn chuyển một phần của vàng cho người khác. Thật vậy. 

Khi giá trị của BTC ngày càng tăng qua các năm, khía cạnh bảo mật chắc chắn là một yếu tố quan trọng mà những người lưu giữ BTC quan tâm. Thật may mắn rằng Bitcoin có thể được xác minh dễ dàng, đồng nghĩa với việc các hành vi giả mạo hoặc sao chép chúng gần như là bất khả thi. Đó là bởi BTC được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối, liên tục xác minh và xác nhận các khối giao dịch. Điều này có nghĩa là bạn có thể tin tưởng mỗi khối mà không phải tìm hiểu bất cứ thông tin nào về thợ đào đã tạo ra nó. 

Cuối cùng, Bitcoin có tính hoán đổi, tức là đồng tiền này có thể được trao đổi qua lại cho nhau và có tính đồng nhất. Bản chất này làm đơn giản hóa quy trình trao đổi, giúp đồng tiền này dễ dàng được giao dịch tại nhiều khu vực và tại nhiều thị trường. 

Cùng nhau, những đặc tính trên của Bitcoin cho người dùng sức mạnh của tự do tài chính, cho phép người dùng trên toàn thế giới sử dụng BTC như một tài sản lưu giữ giá trị. 

Sử dụng tiền điện tử để gìn giữ tài sản

Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy ứng dụng của tiền điện tử ngày một tăng mạnh. Với xu hướng này, chúng ta sẽ thấy nhiều ứng dụng thực tế của tiền điện tử hơn. Giai đoạn những tài sản điện tử này chỉ đơn thuần được sử dụng để đầu tư sẽ chấm dứt. Mạng ngang hàng (tài chính ngang hàng) đã đưa tiền điên tử lên một tầm cao mới, cung cấp nhiều cơ hội hơn cho người dùng. Ví dụ như khiến hoạt động thanh toán nhanh và dễ sử dụng hơn, gửi tiền với mức phí rẻ hơngìn giữ tài sản

Bạn có thể sử dụng tiền điện tử như một cách dự trữ tiền khả thi. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, việc sở hữu một phương thức dự trữ tiền tệ là vô cùng quan trọng, và tiền điện tử có thể là lời giải cho bài toán này. Sự bảo mật và minh bạch của chuỗi khối tạo ra một môi trường an toàn và đảm bảo cho tất cả người dùng, tiền điện tử không có một giới hạn địa lý nào và cho phép gửi/nhận tiền từ bất cứ đâu trên thế giới, vào bất cứ lúc nào. 

Lưu giữ tiền của bạn bằng tiền điện tử cũng đồng nghĩa với bảo vệ tiền khỏi siêu lạm phát. Giả sử rằng đồng tiền nội địa chỉ bạn đang chịu tác động của lạm phát và giá trị của chúng giảm đi mỗi ngày. Bằng cách quy đổi ra tiền điện tử, bạn có thể bảo vệ giá trị của chúng (và thậm chí kiếm tiền khi giá tiền điện tử tăng). 

Niềm hy vọng của nhân loại

Niềm hy vọng của nhân loại

Tiền điện tử có thể là cứu cánh cho tiền và tài sản của bạn trong tình cảnh suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị. Hầu hết các nước trên thế giới vẫn chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng, đây là vấn đề lớn với họ khi xảy ra bất ổn. Tiền điện tử cho họ một lối đi – một tấm hộ chiếu tài chính giúp họ truy cập vào hệ thống ngân hàng và giao dịch miễn phí trên toàn cầu.  

Rất nhiều người Colombia đã thoát khỏi tình cảnh khó khăn bằng cách này. Thông qua những lợi ích từ tài chính ngang hàng P2P, họ đã có thể vực dậy và hưởng lợi từ sự giải phóng tài chính. 

Một trong những hiểu lầm lớn nhất về tiền điện tử là những đồng tiền này chỉ tồn tại ở “các nước tư bản công nghiệp”, thực tế là nhiều quốc gia đang phát triển còn sẵn sàng chấp thuận crypto hơn. Có những quốc gia đã chứng minh rằng tiền điện tử không chỉ là tài sản đầu tư mà còn là phương thức để tồn tạiphát triển.  

Khi sự bất ổn về kinh tế và chính trị càn quét một quốc gia, người dân phải tự chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình. Tiền điện tử có thể mang lại cho họ cơ hội này bằng cách trao quyền lại cho người dân. Tài sản điện tử mang lại quyền kiểm soát tài chính mà người dân xứng đáng nhận được, và đó là mục tiêu đáng để tin tưởng.