Tự do tài chính là một trong những giá trị quan trọng nhất đối với chủ sở hữu tiền điện tử. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ rằng luật lệ và quy tắc đặt ra nhằm tước đoạt trạng thái tự do tài chính của họ. Trên thực tế, các quy định về tiền điện tử được thực thi nhằm giảm thiểu rủi ro và mở rộng tính ứng dụng của loại tiền tệ này trong dài hạn.

Những đơn vị ứng dụng tiền điện tử đầu tiên thường né tránh sự can thiệp của chính phủ, họ cho rằng các quy định này được ban hành là có lý do chính đáng. Tuy nhiên qua 11 năm phát triển của tiền điện tử, chúng ta dần nhận ra rằng các quy định thực ra lại giúp ích và góp phần hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn của loại tài sản điện tử này.

Cách chính phủ có thể tác động đến giá tiền điện tử

Để bảo vệ công dân của mình khỏi các hành vi lừa đảo hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, chính phủ có thể thực hiện một số điều sau:

  • Điều chỉnh giá của các loại tải sản như tiền tệ pháp định. Khi làm vậy, hoạt động mua và bán của người dùng sẽ bị hạn chế.
  • Hạn chế một số loại tiền điện tử cụ thể bằng cách liên tục đặt ra những luật lệ mới. Bằng cách làm này, họ kiểm soát sự hăng hái quá mức của nhà đầu tư và tạo ra những hiệu ứng gợn hiệu quả với tỷ giá tiền điện tử.
  • Áp đặt kiểm soát đối với tiền điện tử, hạn chế quyền truy cập của nhà đầu tư. Kết quả là loại tài sản này trở nên khan hiếm.

Mặc dù đây là những biện pháp cụ thể mà cơ quan quản lý có thể thực hiện để tác động tới tỷ giá, họ cũng có thể thất bại. Lý do là bởi tiền điện tử không bị bó buộc với bất cứ quốc gia cụ thể nào, để thực hiện thành công những biện pháp trên, cần tới sự phối hợp của nhiều nền kinh tế. Tuy nhiên nhiều mối quan tâm khác nhau về tiền điện tử giữa các quốc gia thậm chí còn có thể phức tạp hóa vấn đề hơn nữa.

Khía cạnh tâm lý

Thị trường tiền điện tử thường được gọi là “miền tây hoang dã” và hoàn toàn có lý do để gọi thị trường này như vậy. Tính chất phi tập trung và tầm ảnh hưởng (thay vì thiếu đi yếu tố này) của tiền điện tử có thể tác động mạnh lên tâm lý lên nhà đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư xem các quy định về tiền điện tử như chiến thuật để kìm hãm sự tăng trưởng quá mức, chính suy nghĩ này khiến họ thực hiện nhiều động thái khi các quy định mới được công bố. Để ứng phó, họ có thể đổ xô đi mua hoặc bán tiền điện tử, gây nên biến động giá lớn.

Ví dụ vào năm 2018, Hàn Quốc đặc biệt cân nhắc tới lệnh cấm, hoặc ít nhất là áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thị trường tiền điện tử của họ. Khi tin tức được đưa ra, mức giá của hầu hết các đồng tiền điện tử đều giảm. Giá bitcoin đã giảm 15%, trong khi các đồng tiền khác như Ethereum, Litecoin và Ripple cũng giảm ở mức hai con số. Tất cả sự sụt giảm này diễn ra chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, những tác động này không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực. Trong trường hợp kể trên khi chính phủ Hàn Quốc quyết định nới lỏng cho tiền điện tử, thị trường này ngay lập tức có đà đi lên.

Trước thời điểm xảy ra sự kiện này tại Hàn Quốc, các quốc gia ưa chuộng tiền điện tử như Nhật Bản đã đưa bitcoin lên đỉnh cao lịch sử.

Một ví dụ gần đây hơn là Ấn Độ. Khi quốc gia này gỡ bỏ lệnh cấm tiền điện tử vào tháng ba năm 2020, tình hình đã khởi sắc hơn rất nhiều. Chúng ta có thể cho rằng chính các quy định bitcoin đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ đồng INR qua bitcoin.

Khối lượng giao dịch Paxful INR

Paxful.com Khối lượng đồng rupee (INR) Ấn Độ
Số lượng đồng đô-la Mỹ tương đương
Nguồn: UsefulTulips.org

Tuy nhiên theo những tin tức gần đây, chính phủ có khả năng sẽ ban hành lệnh cấm một lần nữa. Sự bất ổn định này cũng có thể là một yếu tố thúc đẩy cả mức giá và khối lượng tiền tệ tăng cao tại Ấn Độ.

BTC sang INR

Cách các quy định có thể giúp ích cho tiền điện tử trong dài hạn

Trong các ví dụ nêu trên, ta đã thấy các quy định tiền điện tử có sức mạnh quyết định tới sự tăng/giảm mức giá. Nắm bắt được đà tăng/giảm có thể sẽ vô cùng hữu ích. Bản năng thường mách bảo rằng các quy định là công cụ để hạn chế những giá trị mà tiền điện tử mang lại, giá trị đó có thể là một hệ thống tiền mặt ngang hàng phi tập trung nơi người dùng không phải phụ thuộc vào bất cứ đơn vị nào khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên còn có thể nói rằng, cũng chính những quy định đó có thể giúp ích cho sự tăng tưởng của loại tài sản điện tử này.

Khía cạnh tồi tệ nhất trên thị trường tiền điện tử ngày nay có thể là sự bất ổn của các quy định. Hãy thử nhìn nhận dưới góc độ của một nhà đầu tư mới nhập môn. Hãy tưởng tượng bạn không hề biết liệu tiền của mình sẽ bị đánh thuế, hoặc không biết liệu chúng có hợp pháp hay không. Trong trường hợp này, tính bất ổn trong các quy định luật lệ có thể dễ dàng khiến bạn tránh xa khỏi ý định giao dịch. Vậy làm cách nào để ngăn chặn việc này? Quy định về tiền điện tử có thể là giải pháp.

Khi luật lệ làm sáng tỏ quan điểm của chính phủ về tiền điện tử, thị trường sẽ đạt được một cấp độ chắc chắn nhất định. Khi đó, nhà đầu tư không còn nỗi sợ sử dụng hay đầu tư vào các tài sản kỹ thuật số. Ngoài việc loại bỏ sự bất ổn định, sau đây là một số cách tiền điện tử có thể hưởng lợi từ các quy định trong dài hạn.

Sự chuyển đổi từ đầu cơ thành một loại tài sản có thể sử dụng

Nếu thiếu đi quy định về tiền điện tử, tính ứng dụng của nhiều đồng tiền điện tử sẽ bị hạn chế. Nhìn chung tại thời điểm hiện tại, ứng dụng của chúng đang mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tế.

Ngoài các quy định về tiền điện tử, các dự án tiền điện tử cũng quyết định phạm vi hoạt động của đồng tiền tệ này, chúng mang lại giải pháp cho những doanh nghiệp lớn, giúp họ giải quyết các vấn đề hiện tại mà không cần phải lo lắng tới các đơn vị quản lý.

Quyền sở hữu tài sản an toàn hơn

Nếu đủ rõ ràng và minh bạch, các quy định sẽ tạo ra nhiều lớp kiểm soát đối với tất cả nhà quản lý và chủ sở hữu tiền điện tử. Lớp kiểm soát này cho phép các sàn giao dịch và chợ điện tử từ chối, đóng băng hoặc thậm chí đảo ngược bất cứ giao dịch đáng ngờ nào.

Một tương lai hứa hẹn nhưng mơ hồ và trong dài hạn

Không chỉ dừng lại ở những lợi ích kể trên, các quy định còn có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa trong lĩnh vực tiền điện tử. Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý, vẫn còn nhiều tranh cãi về cách điều tiết thị trường tiền điện tử thế nào mới là đúng đắn.

Sau cùng thì tiền điện tử vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, kể cả khi chúng đã tồn tại hơn 11 năm. Nhà quản lý chỉ mới suy nghĩ và đặt những rào cản đầu tiên để hạn chế những thực tiễn ứng dụng nguy hiểm nhất trong lĩnh vực này. Tuy đã gặp khó khăn trong quá khứ nhưng chắc chắn họ đang dần đạt được mục tiêu này.

Hãy lấy sự kiện năm 2018 ở Hàn Quốc để đánh giá tác động của quy định lên thị trường tiền điện tử. Thậm chí với hai ví dụ gần đây như tỷ giá bitcoin so với đồng INR của Ấn Độ, chúng ta có thể thấy mối tương quan trực tiếp giữa hai sự kiện này.

Tuy nhiên, trong tình hình bất ổn hiện tại, tất cả những gì ta có thể làm là luôn đề phòng và chuẩn bị trước cho những quy định có thể được ban hành. Tuy các quy định về tiền điện tử mang lại nhiều lợi ích cho thị trường này, hiện tại chúng ta sẽ cần phải suy nghĩ trong ngắn hạn. Bởi vậy, hãy luôn theo dõi tình hình hàng ngày và không bận tâm quá nhiều về những điều chưa xảy đến. Không ai kiểm soát được tương lai phải không?

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung trong bài viết không phải, và không phục vụ mục đích tư vấn tài chính, đầu tư và không phải là lời khuyên.